Cách sử dụng thước Lỗ Ban chuẩn và mới nhất hiện nay

Cách sử dụng thước Lỗ Ban chuẩn và mới nhất hiện nay
Rate this post

Một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trong kiến trúc, xây dựng cũng như nội thất và ngoại thất hiện nay chính là thước Lỗ Ban. Thước Lỗ Ban có thể giúp bạn sở hữu những thông số vàng thay đổi vận mệnh cuộc đời. Vậy Lỗ Ban là ai và thước Lỗ Ban là  gì? Hãy cùng Wedo chúng tôi tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.

Bạn đang đọc: Cách sử dụng thước Lỗ Ban chuẩn và mới nhất hiện nay

1. Thước lỗ ban là gì?

Thước Lỗ Ban là thước được sử dụng để đo đạc trong xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) và Âm Trạch (mộ phần). Trên thước Lỗ Ban có chia kích thước thông thường ứng với các cung tốt, xấu tương ứng, được tính theo cm. Thước Lỗ Ban giúp người sử dụng biết kích thước nào đẹp (ứng vào cung đỏ) nên dùng khi nào; kích thước nào xấu (ứng vào cung đen) và tại sao phải tránh.

2. Nguồn gốc và ứng dụng của thước Lỗ Ban

Thước Lỗ Ban là thước được lấy theo tên riêng Lỗ Ban người được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) sống vào thời Xuân Thu (770-476 Trước Công Nguyên). Tên ông là Ban, họ là Công Thâu (hay cũng được đọc là Công Du). Lỗ Ban còn có nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.

Thước Lỗ Ban được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Nó có thể giúp nhiều gia đình lựa chọn được kích thước cửa chính, kích thước cửa sổ, kích thước bàn thờ, kích thước đồ nội thất, … có thông số đẹp, chuẩn phong thủy và khoa học. Không chỉ đáp ứng cuộc sống sinh hoạt, sao cho khoa học, nó còn góp phần hoàn thiện vẻ đẹp thẩm mĩ chung của đồ đạc và các hạng mục cần biết thông số thiết kế, thi công.

Thước Lỗ Ban ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong kiến trúc xây dựng và nội thất… bởi yếu tố phong thủy là một trong những yếu tố tâm linh đã ăn sâu vào trong tâm thức người Việt, có ảnh hưởng quyết định mạnh đến tâm lý và cuộc sống của con người sau này. 

Một ngôi nhà xây đúng tuổi, đúng hướng, đúng ngày giờ tốt, nhưng nếu kích thước thông thủy của các cửa, của phòng… phạm phải cung xấu trên thước Lỗ Ban thì gia chủ có thể gặp phải nhiều tai họa xấu. Chính bởi những ý nghĩa phong thủy quan trọng này, mà nhu cầu tìm hiểu về thước Lỗ Ban ngày càng trở nên phổ biến và rộng rãi trong việc xây dựng nhà cửa, biệt thự, kích thước cửa, cầu thang…

Cách sử dụng thước Lỗ Ban chuẩn và mới nhất hiện nay

Thước Lỗ Ban ứng dụng rộng trong Dương trạch và Âm trạch

3. Các loại thước Lỗ Ban

Có 3 loại Thước Lỗ Ban phổ biến:

Thước Lỗ Ban 52cm: Dùng cho Dương Trạch đo thông thủy

Thước Lỗ Ban 42,9cm: Dùng cho Dương Trạch đo khoảng đặc

Thước Lỗ Ban 39cm: Dùng cho Âm Trạch & Đồ thờ, cúng.

Hiện tại thước lỗ ban 42,9cm và 39cm được tích hợp trên thước cuộn (rút) bằng sắt được bán rộng rãi trên thị trường, thước 52cm không sản xuất, chỉ có thể tra cứu trên phần mềm hoặc nhờ các thầy phong thủy tra cứu giúp.

3.1. Thước Lỗ Ban 52cm

Chiều dài chính xác của thước Lỗ Ban này là 520mm, được chia làm 8 cung lớn theo thứ tự từ trái sang phải: QUÝ NHÂN, HIỂM HỌA, THIÊN TAI, THIÊN TÀI, NHÂN LỘC, CÔ ĐỘC, THIÊN TẶC, TỂ TƯỚNG, mỗi cung lớn dài 65mm. Mỗi cung lớn lại được chia ra làm 5 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 13mm.

Cung

QUÝ NHÂN

(cung tốt)

Quyền lộc

Ý nghĩa: Nếu đo được cung Quý Nhân thì gia cảnh sẽ được hanh thông, có quý nhân giúp đỡ, quyền thế, lộc thực tăng, làm ăn phát đạt; bạn bè quân tử, con cái thông minh.

Trung Tín

Tác Quan

Phát Đạt

Thông Minh

Cung

HIỂM HỌA

(cung xấu)

Án Thành

Ý nghĩa: Nếu đo phải cung Hiểm Họa thì gia cảnh sẽ bị tán tài tán lộc, trôi giạt tha phương, cuộc sống nghèo khó, con cháu bất hiếu.

Hỗn Nhân

Thất Hiếu

Tai Họa

Trường Bệnh

Cung 

THIÊN TAI 

(cung xấu)

Hoàn Tử

Ý nghĩa: Nếu đo phải cung Thiên Tai thì gia cảnh coi chừng gặp nhiều chuyện tai ương, đau ốm nặng, chết chóc, mất của, cô độc, vợ chồng lục đục, con cái gặp nạn.

Quan Tài

Thân Tàn

Thất Tài

Hệ Quả

Cung

THIÊN TÀI 

(cung tốt)

Thi Thơ

Ý Nghĩa: Nếu đo được cung Thiên tài thì gia cảnh tốt, chủ nhà gặp nhiều may mắn về phúc lộc, con cái hiếu thảo, cuộc sống gia đình bình yên, ăn ngon mặc đẹp, tiền bạc vào đều như nước.

Văn Học

Thanh Quý

Tác Lộc

Thiên Lộc

Cung

NHÂN LỘC

(cung tốt)

Trí Tôn

Ý nghĩa: Nếu đo được cung Nhân lộc thì gia cảnh phát triển đắc lợi, con cái học hành giỏi giang, gia đạo bình yên, phú quý dồi dào.

Phú Quý

Tiến Bửu

Thập Thiện

Văn Chương

Cung

CÔ ĐỘC

 (cung xấu)

Bạc Nghịch

Ý nghĩa: Nếu đo phải cung Cô độc thì gia cảnh bị hao người, tốn của, chi ly, vĩnh biệt, con cái ngỗ nghịch bất trị.

Vô Vọng

Ly Tán

Tửu Thục

Dâm Dục

Cung

THIÊN TẶC

(cung xấu)

Phong Bệnh

Ý nghĩa: Nếu đo phải cung Thiên tặc thì nên đề phòng bệnh căn đến bất ngờ, tai bay vạ gió, cẩn thận tù ngục và chết chóc.

Chiêu Ôn

Ơn Tài

Ngục Tù

Quan Tài

Cung

TỂ TƯỚNG 

(cung tốt)

Đại Tài

Ý nghĩa: Nếu đo được cung Tể tướng thì gia cảnh được hanh thông mọi mặt, con cái chăm ngoan, học giỏi, công danh, tài lộc đủ đầy, luôn có quý nhân giúp đỡ.

Thi Thơ

Hoạch Tài

Hiếu Tử

Quý Nhân

Như vậy thước Lỗ Ban 52cm có 4 cung tốt là cung Quý nhân – Thiên tài – Nhân lộc – Tể tướng. Khi đo chọn kích thước, các bạn chỉ nên chọn số đo trùng vào trong 4 cung tốt trên thước Lỗ Ban 52cm là đã có kích thước đẹp và hợp phong thủy.

Cách sử dụng thước Lỗ Ban chuẩn và mới nhất hiện nay

Thước Lỗ Ban với các cung tốt – xấu

3.2. Thước lỗ ban 42,9cm

Chiều dài chính xác của thước Lỗ Ban này là 429mm, được chia làm 8 cung lớn theo thứ tự từ trái sang phải: TÀI, BỆNH, LY, NGHĨA, QUAN, NẠN, HẠI, MẠNG, mỗi cung lớn dài 53,625mm. Mỗi cung lớn lại được chia ra làm 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 13,4mm.

Cung Tài 

(cung tốt)

Tài Đức: có tiền và có đức

Ý nghĩa: Nếu đo được cung Tài thì gia chủ gặp nhiều tài lộc, có kho báu, làm gì cũng ưng ý và nhiều phúc lộc

Bảo Khố: kho báu

Lục Hợp: 6 hướng đều tốt

Nghênh Phúc: đón phúc đến

Cung Bệnh 

(cung xấu)

Thoái Tài: hao tiền tốn của

Ý nghĩa: Nếu đo phải cung Bệnh thì gia chủ sẽ mất tiền, có thể dính vào thị phi, pháp luật, cuộc sống đơn độc

Công Sự: tranh chấp, thua kiện

Lao Chấp: bị tù đày

Cô Quả: cô đơn

Cung Ly 

(cung xấu)

Trường Khổ: nhiều chuyện dây dưa

Ý nghĩa: Nếu đo phải cung Ly thì gia chủ sẽ gặp nhiều việc xấu, tài lộc ly tán, đồ đạc bị cầm cố, công việc không phát triển, tiền bạc mất mát.

Kiếp Tài: bị cướp của

Quan Quỷ: có chuyện xấu với chính quyền

Thất Thoát: mất mát

Cung Nghĩa

 (cung tốt)

Thêm Đinh: có con trai

Ý nghĩa: Nếu đo được cung Nghĩa thì gia chủ gặp nhiều may mắn, dễ đạt được điều hay, lẽ phải, dễ thêm người, sinh con quý tử.

Lợi Ích: có lợi ích

Quý Tử: con ngoan, con giỏi

Đại Cát: nhiều điều tốt

Cung Quan 

(cung tốt)

Thuận Khoa: thi cử thuận lợi

Ý nghĩa: Nếu đo được cung Quan thì gia chủ có con đường công danh sự nghiệp hanh thông, tiền nhiều, dễ đạt được giàu sang phú quý.

Hoạch Tài: tiền của đến bất ngờ

Tấn Ích: làm ăn phát đạt

Phú Quý: giàu sang phú quý

Cung Nạn

 (cung xấu)

Tử Biệt: chết chóc

Ý nghĩa: Nếu đo phải cung Nạn thì gia chủ sẽ dễ gặp tai nạn, chết chóc, mất người, mất tiền, tha hương.

Thoái Khẩu: mất người

Ly Hương: bỏ quê mà đi

Thất Tài: mất tiền

Cung Hại 

(cung xấu)

Họa Chí: tai nạn đến

Ý nghĩa: Nếu đo phải cung Hại thì gia chủ gặp nhiều điều bất trắc, có thể gặp tai nạn, chết chóc, mắc bệnh, gia đình lục đục.

Tử Tuyệt: chết chóc

Lâm Bệnh: mắc bệnh

Khẩu Thiệt: cãi nhau

Cung Mạng

 (cung tốt)

Tài Chí: tiền tài đến

Ý nghĩa: Nếu đo được cung Mạng thì gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, tiền tài đến, thi cử đỗ đạt, được quý nhân giúp đỡ, làm ăn phát đạt.

Đăng Khoa: đỗ đạt

Tiến Bảo: được của quý

Hưng Vượng: làm ăn phát đạt

Như vậy thước Lỗ Ban 42,9cm có 4 cung tốt là Tài – Nghĩa – Quan – Bản. Khi chọn đo kích thước, các bạn chỉ việc chọn số đo trùng vào một trong 4 cung tốt trên thước Lỗ Ban 42,9cm là đã có kích thước đẹp và hợp phong thủy.

3.3. Thước Lỗ Ban 39cm

Chiều dài chính xác của thước Lỗ ban này là 390 mm, được chia ra làm 10 cung lớn theo thứ tự từ trái sang phải: ĐINH, HẠI, VƯỢNG, KHỔ, NGHĨA, QUAN, TỬ, HƯNG, THẤT, TÀI, mỗi cung lớn dài 39mm. Mỗi cung lớn lại chia ra làm 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 9,75mm.

Cung Đinh

 (cung tốt)

Phúc Tinh: sao phúc

Ý nghĩa: Nếu đo được cung Đinh thì gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, tiền của đến nhà, con cái thi cử đỗ đạt, phúc lộc đầy nhà.

Đỗ Đạt: thi cử đỗ đạt

Tài Vượng: tiền của đến

Đăng Khoa: thi đỗ

Cung Hại 

(cung xấu) 

Khẩu Thiệt: mang họa vì lời nói

Ý nghĩa: Nếu đo phải cung Hại thì gia chủ dễ gặp họa vì lời nói, mắc bệnh đau ốm, đoạn tuyệt con cháu.

Lâm Bệnh: bị mắc bệnh

Tử Tuyệt: đoạn tuyệt con cháu

Tai Chí: tai họa ập đến bất ngờ

 Cung Vượng

 (cung tốt)

Thiên Đức: đức của trời

Ý nghĩa: Nếu đo được cung Vượng thì gia chủ gặp nhiều may mắn, thịnh vượng, phúc lộc dồi dào, tiền của tự đến, có nhiều chuyện vui.

Hỷ Sự: chuyện vui đến

Tiến Bảo: tiền của đến

Thêm Phúc: phúc lộc dồi dào

Cung Khổ 

(cung xấu)

Thất Thoát: mất của

Ý nghĩa: Nếu đo phải cung Khổ thì gia chủ sẽ gặp nhiều đau khổ, đắng cay, mất mát của cải, dính vào kiện tụng, tranh chấp, không con nối dõi tông đường.

Quan Quỷ: tranh chấp, kiện tụng

Kiếp Tài: bị cướp của

Vô Tự: không con nối dõi

Cung Nghĩa 

(cung tốt)

Đại Cát: nhiều điều may mắn

Ý nghĩa: Nếu đo được cung Nghĩa, gia chủ đại cát, đại lành, tiền của nhiều, gặp nhiều thuận lợi, được trời chiếu cố.

Tài Vượng: tiền lộc tăng

Ích Lợi: gặp nhiều lợi ích, thuận lợi

Thiên Khố: kho vàng trơi cho, tiền bạc súc tích

Cung Quan

 (cung tốt)

Phú Quý: giàu có, danh vọng

Ý nghĩa: Nếu đo được cung Quan thì gia chủ giàu có, tiền của đến bất ngờ, thi cử thuận lợi.

Tiến Bảo: được của quý

Tài Lộc: của cải gia tăng không ngừng

Thuận Khoa: thi cử đỗ đạt

Cung Tử 

(cung xấu)

Ly Hương: xa quê hương

Ý nghĩa: Nếu đo phải cung Tử thì gia chủ dễ gặp chết chóc, chia lìa, xa cách quê hương, mất tiền của, mất con trai.

Tử Biệt: chia lìa chết chóc, xa cách người thân

Thoái Đinh: con trai gặp nhiều bất lợi, đi xa hoặc tử biệt

Thất Tài: mất tiền của

Cung Hưng

 (cung tốt)

Đăng Khoa: thi cử đỗ đạt

Ý nghĩa: Nếu đo phải cung Hưng thì gia chủ hưng thịnh, làm ăn phát đạt, có thêm con trai, thi cử đỗ đạt, con cái giỏi giang, ngoan ngoãn.

Quý Tử: con ngoan, có tài đức

Thêm Đinh: thêm con trai

Hưng Vượng: giàu có, làm ăn phát đạt

Cung Thất 

(cung xấu)

Cô Quả: cô đơn

Ý nghĩa: Nếu đo phải cung Thất thì gia chủ sẽ chịu mất mát, cô đơn, có thể bị tù, bị thưa kiện, hao tốn tiền bạc, làm ăn thất bát.

Lao Chấp: lao tâm khổ tứ, vất vả khó nhọc, bị tù đày

Công Sự: bị tranh chấp kiện tụng

Thoái Tài: mất tiền của

Cung Tài 

(cung tốt)

Nghênh phúc: gặp nhiều hạnh phúc, may mắn

Ý nghĩa: Nếu đo được cung Tài thì gia chủ gặp nhiều may mắn, đón nhận phúc lộc, tiền của dồi dào, đức cao vọng trọng.

Lục Hợp: 6 hướng đều tốt, hòa hợp gia đạo

Tiến Bảo: được của quý, của cải gia tăng không ngừng

Tài Đức: tài đức vẹn toàn

Như vậy thước Lỗ Ban 39cm có 6 cung tốt là Đinh – Vượng – Nghĩa – Quan – Hưng – Tài. Khi đo chọn kích thước, các bạn chỉ việc chọn số đo trùng vào một trong 6 cung tốt trên thước Lỗ Ban 39cm là đã có kích thước đẹp và hợp phong thủy.

4. Cách sử dụng thước Lỗ Ban

Mỗi loại Thước Lỗ Ban có ứng dụng để đo các phần khác nhau, cần nắm rõ ý nghĩa và cách sử dụng từng thước để có thể có được kích thước đẹp, hợp phong thủy và mục đích mong muốn.

KHẨU QUYẾT
ĐEN BỎ ĐỎ DÙNG

Nếu bạn không hiểu rõ cách sử dụng từng thước Lỗ Ban, bạn có thể sử dụng khẩu quyết “Đen bỏ, Đỏ dùng” để chọn những kích thước đỏ. Với sự kết hợp đồng thời của 2 loại thước trên cùng một thước (thước cuộn sắt) hay 3 loại thước trên cùng một thước (dùng phần mềm) thì khẩu quyết  là “2 đen thì bỏ, 2 đỏ thì dùng”,  “3 đen thì bỏ, 3 đỏ thì dùng” (với các kích thước tra cung trên cả 3 thước rơi vào đen hoặc đỏ). Cách chọn kích thước kiểu chung chung này chỉ tương đối (không phải cung xấu hoặc ít xấu, vì có những cung đỏ nhưng cũng không nên dùng ở 1 số vị trí), vì ứng dụng sâu xa của Thước Lỗ Ban là có thể chọn kích thước phù hợp với đúng mục đích mong muốn của gia chủ. 

Tìm hiểu thêm: Thiết kế biệt thự tân cổ điển 3 tầng kiểu Pháp đẳng cấp thương gia

Cách sử dụng thước Lỗ Ban chuẩn và mới nhất hiện nay

Ghi nhớ khẩu quyết đen bỏ đỏ dùng khi lựa chọn kích thước trong thước Lỗ Ban

4.1. Ý nghĩa sử dụng của thước Lỗ Ban

Các chuyên gia của Wedo, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng theo phong thủy, chúng tôi xin chia sẻ cách sử dụng thước Lỗ Ban đúng như sau:

– Thước Lỗ Ban 52cm: dùng để đo khối rỗng, các khoảng thông thủy hay còn gọi là “lọt sáng”, “lọt lòng”, “lọt gió” trong nhà như: ô cửa sổ, ô thoáng, cửa chính, cửa sổ, giếng trời…

– Thước Lỗ Ban 42,9cm: dùng để đo khối đặc, các chi tiết xây dựng cũng như thiết kế nội thất trong nhà như: bệ, bếp, bậc, giường, tủ…

– Thước lỗ ban 39cm: dùng để đo phần âm trạch như: mồ mả, bàn thờ, tiểu quách…

4.2. Cách đo tính các cung trong thước Lỗ Ban

4.2.1. Thước Lỗ Ban 52cm – đo kích thước rỗng (thông thủy)

Thước đo kích thước rỗng các loại lỗ thoáng, cửa và các không gian thông thủy của các tầng nhà. Tức là đo các khoảng lọt lòng thông thủy cho khí đi qua, đo khoảng trống chứ không phải đo cánh cửa. Về chiều cao, cần tính và đo khoảng lọt lòng từ sàn hoàn thiện đến phần thấp nhất của khuôn bao bên trên. 

  • Đối với cửa: sẽ đo kích thước thông thủy theo khoảng cách chiều rộng giữa 2 bờ khuôn cửa và khoảng cách chiều dài từ khuôn trên đến mặt sàn.
  • Đối với nhà ở: chiều cao kích thước thông thủy của phòng sẽ đo từ mặt sàn lên đến mặt dưới của kết cấu chịu lực là dầm, sàn (nếu nhìn thấy); hoặc của trần (nếu sàn không có dầm). Chiều rộng thông thủy của phòng là khoảng cách giữa 2 mép tường đối diện, hoặc là khoảng cách giữa 2 mép cột (nếu có).

Thước Lỗ Ban đo lỗ rỗng có chiều dài quy đổi ra hệ mét L = 0,52m, chia làm 8 cung, mỗi cung cho kích thước là 0,065m. Cách tính cụ thể như sau:

L = 0,52m

n = 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,…  (n là kích thước thực tế – đơn vị tính là m)

– Cung quý nhân = n x L + (0,15 đến 0,065m)

– Cung Nhân lộc = n x L + (0,265 đến 0,325m)

– Cung hiểm họa = n x L + (0,07 đến 0,13m)

– Cung Cô độc = n x L + (0,33 đến 0,39m)

– Cung Thiên tai = n x L + (0,135 đến 0,195m)

– Cung Thiên tặc = n x L + (0,395 đến 0,455m)

– Cung Thiên tài = n x L + (0,20 đến 0,26m)

– Cung Tể tướng = n x L + (0,46 đến 0,52m)

4.2.2. Thước Lỗ Ban 42,9cm – đo kích thước đặc

Đo kích thước đặc được hiểu là đo phủ bì chiều dài, rộng, cao các vật thể, những chi tiết xây dựng của các công trình (bậc, bệ..)  hoặc đồ nội thất trong nhà (giường, tủ..). Thước Lỗ Ban đo kích thước đặc có chiều dài quy đổi ra hệ mét L = 0,429m, được chia làm 8 cung.  

Để đo kích thước đặc có hai loại khác nhau:

  • Thước đo chi tiết nhà có chiều dài mỗi cung là 53,62mm
  • Thước đo đồ nội thất có chiều dài mỗi cung là 48,75mm

Cách tính cụ thể như sau: 

L = 0,429m

n = 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,…  (n là kích thước thực tế – đơn vị tính là m)

– Cung Tài = n x L + (0,010 đến 0,053m)

– Cung Quan = n x L + (0,216 đến 0,268m)

– Cung Bệnh = n x L + (0,055 đến 0,107m)

– Cung Kiếp = n x L + (0,270 đến 0,321m)

– Cung Ly = n x L + (0,110 đến 0,160m)

– Cung Hại = n x L + (0,323 đến 0,375m)

– Cung Nghĩa = n x L + (0,162 đến 0,214m)

– Cung Bản = n x L + (0,377 đến 0,429m)

Cách sử dụng thước Lỗ Ban chuẩn và mới nhất hiện nay

4.2.3. Thước Lỗ Ban 39cm – đo kích thước âm phần (âm trạch)

Thước Lỗ Ban này được dùng để đo nội thất âm phần như bàn thờ, tủ, mộ phần… Thước Lỗ Ban đo âm phần có chiều dài quy đổi L = 0,390m, chia làm 10 cung. Cách tính cụ thể như sau: 

L = 0,390m

n = 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,…  (n là kích thước thực tế – đơn vị tính là m)

– Cung Hại = n x L + (0,427 đến 0,466m)

– Cung Tử = n x L + (0,621 đến 0,660m)

– Cung Vượng = n x L + (0,466 đến 0,504m)

– Cung Hưng = n x L + (0,660 đến 0,698m)

– Cung Khổ = n x L + (0,504 đến 0,544m)

– Cung Thất = n x L + (0,698 đến 0.737m)

– Cung Nghĩa = n x L + (0,543 đến 0,582m)

– Cung Tài = n x L + (0,737 đến 0,776m)

– Cung Quan = n x L+ (0,582 đến 0,621m)

– Cung Đinh = n x L + (0,427 đến 0,466m)

5. Những lưu ý khi sử dụng thước Lỗ Ban để lựa chọn kích thước

Mặc dù thống nhất khẩu quyết sử dụng thước Lỗ Ban là đen bỏ đỏ dùng, tuy nhiên việc chọn kích thước Dương trạch hay Âm trạch chỉ căn cứ vào khoảng đỏ ở thước không phải là lúc nào cũng tốt hoàn toàn. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể những yếu tố không thể bỏ qua khi sử dụng thước Lỗ Ban để chọn kích thước đó là:

Sự cân đối: sự cân đối kích thước phải căn cứ vào chiêu ngang và chiều cao, không thể chỉ căn cứ mình chiều ngang hoặc mình chiều cao, việc này hoàn toàn không thể giúp chủ nhà có một thông số kích thước đẹp. Sự hài hòa của kích thước tổng thể được quan tâm và chú trọng nhiều hơn là kích thước một chiều dựa theo thước Lỗ Ban.

Nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình: Nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình, mỗi không gian đều có những yêu cầu cụ thể về kích thước sử dụng. Nhu cầu sử dụng không quá lớn, bạn hoàn toàn có thể không cần phải dùng kích thước lớn để có được thông số đẹp như trong thước Lỗ Ban. Kích thước đẹp ngoài việc phù hợp và cân đối không gian, nó còn phải hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình.

Phù hợp với tổng thể không gian: kích thước rơi vào cung đỏ đẹp, nhưng thông số đó lại quá lớn hoặc quá nhỏ hơn so với mặt bằng tổng thể chung thì lại không được xem là đẹp. Kích thước được lựa chọn phải phù hợp với kích thước tổng thể, kích thước nơi sử dụng, lắp đặt. Ví như nếu ngôi nhà tọa lạc tại khu ẩm thấp.

6. Cách sử dụng thước Lỗ Ban (thước sắt) để xác định kích thước cửa

Khẩu quyết sử dụng thước Lỗ Ban đã được thống nhất đó là đen bỏ, đỏ dùng. Tuy nhiên hiện nay thước Lỗ Ban được bán trên thị trường Việt Nam chính là thước rút bằng sắt, được tích hợp  giữa thước 42,9cm + thước 39cm. 

Cách sử dụng thước Lỗ Ban chuẩn và mới nhất hiện nay

>>>>>Xem thêm: Vì sao phải sử dụng bình phong bàn thờ?

Sử dụng thước Lỗ Ban để xác định kích thước cửa chuẩn phong thủy

Như đã trình bày ở trên, thước Lỗ Ban 42,9cm được dùng cho Dương Phần, thước Lỗ Ban 39cm được dùng cho Âm phần. Tuy nhiên việc tích hợp hai thước trên đã xóa nhòa ranh giới sử dụng của hai thước này trong việc xác định kích thước Dương trạch với Âm trạch.

Tùy theo nhu cầu sử dụng, sở thích và quan niệm của mỗi người mà việc ứng dụng thước Lỗ Ban cũng có nhiều linh hoạt hơn.  Người ta không chú trọng đến việc phân chia thước trên là thước để đo Dương trạch, thước dưới là thước để đo Âm trạch. Nhiều người thường thích thông số kích thước mà họ sử dụng rơi vào cung đỏ của hai thước, chứ không phân biệt thước trên hay thước dưới, thước để đo Dương trạch hay Âm trạch.

Thông thường những người sử dụng thước này để đo thường quan tâm đến con số mà họ lựa chọn rơi vào cung đỏ của cả hai thước hơn là thông số kích thước này có khoa học hay không. Do đó dẫn đến việc kích thước được sử dụng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số kích thước chuẩn thông dụng.

Thước Lỗ Ban được ứng dụng một cách rộng rãi trong việc đo kích thước thực tế của cửa cổng, cửa chính, cửa sổ. Thông số kích thước sẽ được lựa chọn sao cho tương ứng với không gian sử dụng, sở thích và nhu cầu của mỗi gia đình. Việc xác định kích thước chuẩn cũng như hướng cửa, đồng nghĩa với việc gia chủ đã có thể xác định được hướng nhà chuẩn phong thủy. 

Theo như quan niệm, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, việc xác định kích thước cửa theo thước Lỗ Ban dần dần đi sâu vào trong tâm thức của nhiều người Việt. Những thông số kích thước cửa mà chúng tôi giới thiệu dưới đây, được chắt lọc và tích lũy bằng nhiều kinh nghiệm, những thông số chuẩn Lỗ Ban mà vẫn đảm bảo kiến trúc này đã và đang đem lại không gian sống hoàn hảo cho nhiều gia đình.

Kích thước cửa được sử dụng là kích thước thông thủy, hay chính là kích thước lọt sáng. Là phần không gian sử dụng thực tế sau khi hoàn thiện cửa để đi lại. Kích thước lọt sáng không tính phần khuôn cửa, mỗi loại cửa có con số kích thước chuẩn khác nhau, tuy nhiên thông số kích thước chung có thể khái quát hóa như sau:

Kích thước cửa đi 1 cánh mở quay (cm)

Kích thước thông thủy lọt sáng Khoảng không khi xây với khuôn cửa dày 4,5cm Khoảng không khi xây với khuôn cửa dày 6cm
Kích thước Lỗ Ban Chiều dày khuôn gỗ Khoảng cách để trống tường – tường khi xây Chiều dày khuôn gỗ Khoảng cách để trống tường – tường khi xây
Chiều cao 212 4,5 216,5 6 218
Chiều rộng 81 4,5 90 6 93

Kích thước cửa đi 2 cánh mở quay, 1 cánh to 1 cánh nhỏ (cm)

Kích thước thông thủy lọt sáng Khoảng không khi xây với khuôn cửa dày 4,5cm Khoảng không khi xây với khuôn cửa dày 6cm
Kích thước Lỗ Ban Chiều dày khuôn gỗ Khoảng cách để trống tường – tường khi xây Chiều dày khuôn gỗ Khoảng cách để trống tường – tường khi xây
Chiều cao 212 4,5 216,5 6 218
Chiều rộng 109 4,5 118 6 121
126 4,5 135 6 138

Kích thước cửa đi 2 cánh mở quay bằng nhau (cm)

Kích thước thông thủy lọt sáng Khoảng không khi xây với khuôn cửa dày 4,5cm Khoảng không khi xây với khuôn cửa dày 6cm
Kích thước Lỗ Ban Chiều dày khuôn gỗ Khoảng cách để trống tường – tường khi xây Chiều dày khuôn gỗ Khoảng cách để trống tường – tường khi xây
Chiều cao 212 4,5 216,5 6 218
Chiều rộng 126 4,5 135 6 138
133 4,5 142 6 145
153 4,5 162 6 165
176 4,5 185 6 188

Cửa đi 4 cánh mở quay, 2 cánh phụ, 2 cánh chính (cm)

Kích thước thông thủy lọt sáng Khoảng không khi xây với khuôn cửa dày 4,5cm Khoảng không khi xây với khuôn cửa dày 6cm
Kích thước Lỗ Ban Chiều dày khuôn gỗ Khoảng cách để trống tường – tường khi xây Chiều dày khuôn gỗ Khoảng cách để trống tường – tường khi xây
Chiều cao 212 4,5 216,5 6 218
Chiều rộng 176 4,5 185 6 188
211 4,5 220 6 223

Kích thước cửa đi 4 cánh mở quay, 4 cánh bằng nhau (cm)

Kích thước thông thủy lọt sáng Khoảng không khi xây với khuôn cửa dày 4,5cm Khoảng không khi xây với khuôn cửa dày 6cm
Kích thước Lỗ Ban Chiều dày khuôn gỗ Khoảng cách để trống tường – tường khi xây Chiều dày khuôn gỗ Khoảng cách để trống tường – tường khi xây
Chiều cao 212 4,5 216,5 6 218
Chiều rộng 236 4,5 245 6 248
255 4,5 264 6 267
262 4,5 271 6 274
282 4,5 291 6 294
341 4,5 350 6 353
360 4,5 369 6 372

Kích thước cửa đi 6 cánh mở quay, 4 cánh to và 2 cánh nhỏ (cm)

Kích thước thông thủy lọt sáng Khoảng không khi xây với khuôn cửa dày 4,5cm Khoảng không khi xây với khuôn cửa dày 6cm
Kích thước Lỗ Ban Chiều dày khuôn gỗ Khoảng cách để trống tường – tường khi xây Chiều dày khuôn gỗ Khoảng cách để trống tường – tường khi xây
Chiều cao 212 4,5 216,5 6 218
Chiều rộng 368 4,5 377 6 380
388 4,5 397 6 400

Kích thước 6 cánh mở quay, 6 cánh bằng nhau (cm)

Kích thước thông thủy lọt sáng Khoảng không khi xây với khuôn cửa dày 4,5cm Khoảng không khi xây với khuôn cửa dày 6cm
Kích thước Lỗ Ban Chiều dày khuôn gỗ Khoảng cách để trống tường – tường khi xây Chiều dày khuôn gỗ Khoảng cách để trống tường – tường khi xây
Chiều cao 212 4,5 216,5 6 218
Chiều rộng 390 4,5 399 6 402
411 4,5 420 6 423
447 4,5 456 6 459

Hi vọng những thông số kích thước vàng trên đây của chúng tôi, sẽ giúp bạn hoàn thiện được không gian sống theo cách khoa học và hoàn hảo nhất có thể. 

7. 10 bài vè về thước Lỗ Ban nên tham khảo khi lựa chọn kích thước

Chữ TÀI

Tài tự lâm môn tử tế cường, ngoại môn chiêu đắc ngoại tài lương

Nhược lại trung môn thường tự hữu, tích tài tu đụng dại môn dương

Trung phòng nhược hợp an vu thượng, ngân miên thiên tương dữ vạn tương

Mộc tượng nhược năng minh thử lý, gia trung phúc lộc tự vinh xương

Chữ BỆNH

Bệnh tự lâm môn chiêu dịch bệnh, ngoại môn thần quỷ nhân trung đình

Nhược tại trung môn phùng thử tự, tại tu khinh khả miễn nguy thanh

Canh bị ngoại môn tương chiếu đối, nhất niên lưỡng độ tống thi linh

Vu trung nhược yếu vô hung họa, xí thượng vô nghi thị hảo thân

Chữ LY

Ly tự tâm môn sự bất thường, tử tế bài lai thật tam phương

Nhược tại ngoại môn tính trung hộ, tử nam phụ bắc tự phân trương

Phòng môn tất chủ sinh ly biệt, phu phụ ân tình lưỡng xứ mang

Triều tích sĩ gia thường tác náo, thê hoàng vô địa họa thùy đương

Chữ NGHĨA

Nghĩa tự lâm môn hiếu thuận sinh, nhất tự trung tự tối vi chân

Nhược tại đô môn chiêu tam phụ, lang môn dâm phụ luyến hoa thanh

Vu trung hợp tự tuy vi cát, dã hưu hưng tai hại cập nahan, nhược thị thập phân vô tai hại, chỉ hữu trù môn thực khả thân

Chữ QUAN

Quan tự lâm môn tự hữu tường, mạc giáo an tại đai môn trường

Tu phòng công sự thân châu phủ, phú quý trung đình phong tự xương

Nhược yếu phòng môn sinh quý tử, kỳ gia tất định xuất quan lang

Phú gia nhân gia hữu tương áp, thứ nhân chi ốc thực nan lượng

Chữ KHIẾP

Khiếp tự lâm môn bất túc khoa, gia trung nhật nhật sự như ma

Canh hữu hại môn tương chiếu khán, hung lai điệp điệp họa vô sai

Nhi tôn hành khiếp thân tao khổ, tác sự nhân tuần hại lân gia

Tứ ác tứ hưng tinh bất cát, thâu nhân vật kiện hại kỳ tha

Chữ HẠI

Hại tự an môn tử tế tầm, ngoại nhân đa bị ngoại nhân lâm

Nhược tại nội môn đa hưng họa, gia tài tất bị tặc lai xâm

Nhi tôn hành môn vu hại tự, tá sự tu nhân phá kỳ gia

Lương tượng nhược năng minh thử lý, quản giáo trạch chủ vĩnh hưng long

Chữ CÁT

Cát tự lâm môn tối thị lương, trung cung nội ngoại nhất tề cường

Tử tôn phu phụ giai vinh quý, niên niên nguyệt nguyệt tại tam tang

Như hữu tài môn tương chiếu giả, gia đạo hưng long đại cát xương

Sứ hữu hung thần tại bàng vị, dã vô tai hại diệc phong quang

Với những ứng dụng có tính thực tiễn, thước Lỗ Ban ngày càng trở thành công cụ đo kích thước phong thủy không thể thiếu trong xây dựng Dương trạch và Âm trạch. Hiện nay có nhiều app online, giúp bạn tra cứu kích thước nhanh chóng và thuận tiện. Với những ứng dụng có tính thực tế, chuyên sâu, đã và đang giúp nhiều gia đình có một cuộc sống tốt đẹp.

Hy vọng với những kiến thức về các cung trong thước Lỗ Ban, vừa chia sẻ trên đây, sẽ giúp quý bạn đọc có những hiểu biết sơ bộ về thước Lỗ Ban, cũng như biết cách sử dụng thước Lỗ Ban để tìm ra kích thước chuẩn đẹp theo phong thủy trong ngôi nhà của mình. Mọi tư vấn xin liên hệ tới wedo.vn để được các chuyên gia về phong thủy của chúng tôi giải đáp thắc mắc và tư vấn chi tiết hơn.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *