Chia sẻ kinh nghiệm chọn gạch ốp chân tường chuẩn với mọi không gian

Rate this post

Để bảo vệ ngôi nhà của bạn, đặc biệt là phần chân tường luôn tiếp xúc với ẩm mốc, nhiều gia đình đã sử dụng sơn chuyên dụng. Tuy nhiên với công nghệ hiện đại như hiện nay, việc thay thế sơn bằng gạch ốp chân tường đang được nhiều gia đình hướng đến bởi sự tiện lợi, công năng tốt và đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Những thông tin bổ ích sẽ được chia sẻ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi lựa chọn gạch ốp chân tường cho ngôi nhà của bạn.

Bạn đang đọc: Chia sẻ kinh nghiệm chọn gạch ốp chân tường chuẩn với mọi không gian

Gạch ốp chân tường là gì?

Gạch ốp chân tường hay còn có tên gọi khác là gạch len chân tường, gạch len tường. Gạch này được sử dụng ốp vào chân tường, có tác dụng bảo vệ tường của bạn tránh khỏi những ẩm mốc hay tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng tường. Bên cạnh đó, loại gạch ốp cho tường có nhiều hoa văn khác nhau, vì vậy bạn có thể dễ dàng lựa chọn, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Có nên dùng gạch ốp cho chân tường không?

Gạch ốp chân tường là một trong những vật liệu xây dựng không thể thiếu để tạo nên nét thẩm mỹ hoàn hảo cho ngôi nhà. Nhiều gia đình băn khoăn không biết có nên sử dụng gạch ốp hay không, dưới đây là những ưu điểm khi sử dụng gạch này.

Đầu tiên đó là gạch ốp chân tường sẽ giúp che đi phần nối giữa chân tường và sàn, giấu đi những khuyết điểm của ngôi nhà. Đặc biệt là những không gian quan trọng như phòng khách, được xem là bộ mặt của mỗi ngôi nhà thì việc sử dụng gạch ốp chân tường được nhiều gia đình quan tâm.

Ưu điểm thứ hai khi chân tường của bạn được ốp gạch đó là tránh tình trạng trầy xước trong quá trình sử dụng. Ví dụ bạn kê bàn ghế hay giường sát với tường, gạch sẽ tránh tình trạng xước khi va chạm đồ đạc, giữ cho tường của bạn không bị tróc sơn, mài mòn.

Hiện nay, dây điện được thiết kế âm tường nên sử dụng thêm gạch ốp sẽ giúp che đi những khuyết điểm này. Đồng thời giảm vướng víu cũng như tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Chân tường là phần thấp nhất của tường, vì vậy sẽ dễ bị nấm mốc, ẩm ướt tấn công. Do đó để ngăn hơi nước cũng như hạn chế tình trạng này lan rộng lên tường, bạn nên sử dụng gạch ốp sẽ hợp lý nhất. Tránh các tác động của thời tiết, bảo vệ tường của ngôi nhà, bạn nên sử dụng loại gạch này.

Chia sẻ kinh nghiệm chọn gạch ốp chân tường chuẩn với mọi không gian

Gạch ốp chân tường tôn lên vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn

Dễ dàng vệ sinh khi sử dụng gạch ốp cho phần chân tường. Nếu không may dính mực hay vết bẩn trên đó, bạn sẽ dễ dàng lau chùi hơn so với những vết bẩn bám trên tường.

Một ưu điểm nữa mà bạn có thể thấy rõ đó là trang trí cho không gian sống, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Bạn có thể chọn họa tiết và màu sắc khác nhau để có sự hài hòa, không hề đơn điệu như chỉ sử dụng sơn tường thông thường.

Qua những ưu điểm này bạn đã hiểu có nên sử dụng gạch ốp chân tường hay không. Chắc chắn sử dụng gạch sẽ có nhiều điểm cộng cho ngôi nhà của bạn, vậy tại sao lại không sử dụng nhỉ.

Phương pháp ốp gạch cho chân tường

Với gạch ốp chân tường sẽ có 2 phương pháp cơ bản là phương pháp ốp nổi và phương pháp ốp chìm.

Phương pháp ốp nổi

Phương pháp ốp nổi là phương pháp truyền thống được sử dụng nhiều từ trước đến nay. Phương pháp này có ưu điểm về chất lượng đó là giúp gạch bám chắc, chống thấm hiệu quả và dễ dàng thực hiện cũng như thi công. Quy trình ốp diễn ra nhanh chóng, không mất nhiều thời gian nên việc đi vào sử dụng sẽ nhanh hơn nhiều.

Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm, phương pháp này cũng có những nhược điểm nhất định đó là bạn sẽ thấy phần xương gạch bị nổi lên nên trông thô và thiếu tính thẩm mỹ. Phần mạch gạch sẽ bị tích tụ nhiều bụi bẩn khiến người dùng thường xuyên phải vệ sinh. Đặc biệt thợ có tay nghề không tốt khi thực hiện sẽ để lại nhiều khuyết điểm trên sản phẩm, đó là vấn đề khiến nhiều gia đình không thích phương pháp ốp này.

Chia sẻ kinh nghiệm chọn gạch ốp chân tường chuẩn với mọi không gian

Phương pháp ốp chìm

Ưu điểm của phương pháp ốp chìm đó là tính thẩm mỹ cao hơn so với phương pháp ốp nổi. Gạch chìm vào trong tường tạo mặt phẳng nên không bị lộ những khuyết điểm. Đồng thời, cách ốp này sẽ giúp hạn chế bám bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh vì không có phần gờ nhô ra khỏi tường như cách ốp nổi.

Tuy nhiên, thi công theo việc ốp gạch chân tường chìm sẽ phức tạp, tốn nhiều công sức và thời gian hơn. Bên cạnh đó, ốp chân tường chìm có thể tăng khả năng chống thấm nước và chất lượng nhờ lớp trát lót và lớp sika chống thấm.

Dựa vào những ưu nhược điểm trên để lựa chọn phương pháp ốp gạch sao cho phù hợp. Nhiều chuyên gia ưu tiên phương pháp ốp gạch chân tường chìm hơn vì sẽ tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, bảo vệ tường của bạn tốt hơn. Và các gia đình hoàn toàn có thể dễ dàng khắc phục nhược điểm của cách ốp chìm để mang đến chất lượng cao nhất cho ngôi nhà bạn.

Bí quyết chọn gạch ốp chân tường

Màu sắc của gạch

Để có một ngôi nhà đẹp theo đúng ý của bạn, màu sắc là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, màu sắc của gạch ốp chân tường cũng vậy.

Khi bạn lựa chọn gạch ốp bảo vệ phần chân tường, bạn cũng cần quan tâm đến yếu tố màu sắc. Màu sắc này có hài hòa với màu sơn tường hay không, có đồng nhất với đồ dùng nội thất hay không.

Vì vậy khi chọn màu sắc của gạch, bạn có thể căn cứ trên hai phương diện sau:

Bạn có thể lựa chọn màu sắc của gạch theo sở thích. Bạn thích tông màu nào làm chủ đạo trong ngôi nhà của bạn, bạn có thể lựa chọn màu sắc đó để trang trí. Ví dụ bạn thích không gian ấm cúng, bạn có thể chọn tông màu vàng nhạt, màu hồng phớt cho gạch. Hay thích sự tươi mới, tràn ngập sắc tự nhiên, bạn có thể lựa chọn tông màu xanh làm chủ đạo.

Tìm hiểu thêm: Mê mẩn với bộ sưu tập phối cảnh nhà phố đẹp mỹ mãn

Chia sẻ kinh nghiệm chọn gạch ốp chân tường chuẩn với mọi không gian
Lựa chọn màu gạch ốp phù hợp với không gian

Ngoài việc lựa chọn theo sở thích, bạn có thể chọn màu sắc theo mệnh của gia chủ. Tương ứng với mỗi mệnh là quan hệ tương sinh, tương khắc và màu sắc phù hợp. Bạn có thể tham khảo trong bảng dưới đây.

Quan hệ tương sinh Quan hệ tương khắc
Kim sinh Thủy Kim khắc Mộc
Thủy sinh Mộc Mộc khắc Thổ
Mộc sinh Hỏa Thổ khắc Thủy
Hỏa sinh Thổ Thủy khắc Hỏa
Thổ sinh Kim Hỏa khắc Kim
Mệnh Tương sinh Hòa hợp Chế khắc Bị khắc
KIM Vàng, nâu đất Trắng, xám, ghi Xanh lục Đỏ, hồng tím
MỘC Đen, xanh nước Xanh lục Vàng, nâu đất Trắng, xám, ghi
THỦY Trắng, xám, ghi Đen, xanh nước Đỏ, hồng tím Vàng, nâu đất
HỎA Xanh lục Đỏ, hồng tím Trắng, xám, ghi Đen, xanh nước
THỔ Đỏ, hồng tím Vàng, nâu đất Đen, xanh nước Xanh lục

Tương ứng với mỗi mệnh là các màu sắc. Bạn thuộc mệnh nào, bạn có thể đối chiếu theo mệnh để tìm màu sắc tương sinh và hòa hợp, nên tránh những màu sắc tương khắc sẽ không tốt cho cuộc sống cũng như công việc của bạn.

Kích thước gạch

Màu sắc đi cùng với kích thước, nếu hài hòa sẽ tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà. Hiện nay có rất nhiều kích thước gạch ốp chân tường khác nhau cho bạn lựa chọn, tuy nhiên có 2 loại kích cỡ cơ bản đó là loại nhỏ và loại lớn.

Gạch ốp chân tường loại nhỏ sẽ bao gồm kích cỡ 12×40, 12×60, 15×60, 13×60, 15×80. Gạch loại lớn có 50×90, 40×90, 50×86. Tùy theo diện tích căn phòng cũng như diện tích tường cần ốp để lựa chọn kích thước gạch cho phù hợp.

Theo kinh nghiệm của kiến trúc sư, nếu ngôi nhà của bạn có trần cao và phần tương rộng hơn 20m2 thì nên chọn gạch ốp chân tường có bản rộng như 15×80 hoặc 13×60. Ngược lại nếu trần nhà thấp, tường hẹp, chỉ nên chọn gạch với kích thước tiêu chuẩn 12×40, 12×60, 15×60, 13×60.

Họa tiết của gạch

Họa tiết thường đi liền với màu sắc của gạch ốp chân tường. Vậy họa tiết nào phù hợp với không gian ngôi nhà của bạn. Việc lựa chọn họa tiết phụ thuộc vào phong cách chủ đạo cũng như từng không gian cần sử dụng gạch.

Ví dụ ngôi nhà của bạn thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển, sang trọng, bạn nên chọn những loại gạch ốp chân tường đối xứng, có hoa văn mềm mại và cách điệu. Những đặc điểm này sẽ phù hợp với đồ dùng nội thất bên trong cũng như họa tiết chung của ngôi nhà.

Chia sẻ kinh nghiệm chọn gạch ốp chân tường chuẩn với mọi không gian

Ngược lại nếu theo phong cách hiện đại, bạn nên chọn những họa tiết lập thể, tối giản sẽ phù hợp hơn. Sự đơn giản của gạch ốp tường sẽ tôn lên vẻ đẹp hài hòa cho ngôi nhà của bạn.

Xét về không gian, lựa chọn họa tiết cũng rất quan trọng. Gạch dùng để ốp chân tường cho phòng khách cần sự sang trọng, bạn có thể lựa chọn những hoa văn và màu sắc đơn giản. Phòng ngủ không cần rườm rà sẽ khiến không gian phòng ngủ trở nên yên tĩnh hơn. Phòng bếp hay nhà tắm, bạn có thể lựa chọn họa tiết theo sở thích hoặc tương xứng với không gian này.

Các bước tiến hành ốp gạch chân tường

Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu cần thiết

Bạn nên chọn mẫu gạch trước, chuẩn bị số lượng, kích thước phù hợp với kích thước mà bạn muốn ốp cho phần chân tường của ngôi nhà. Chuẩn bị tốt để đảm bảo quy trình cũng như chất lượng khi thi công.

Dụng cụ thi công bao gồm bay, nivo, xô chứa vữa và vải sạch,xốp để vệ sinh các dụng cụ khi cần thiết.

Vữa dùng để ốp gạch thường dùng là vữa hồ dầu hay còn gọi là keo dán đá gạch. Vữa hồ dầu được pha trộn cùng với xi măng nguyên chất trộn với nước, ta cũng có thể pha trộn 5% hồ vôi so với thể tích của xi măng để tạo nên độ dẻo của vữa ốp.

Làm phẳng phần chân tường bạn muốn ốp gạch bằng cách cho thêm vữa vào để lấp đầy bề mặt. Như vậy khi ốp gạch sẽ không bị kênh hoặc lệch.

Bước 2: Tiến hành ốp gạch lên chân tường

Cho lớp vữa lên tường, sau đó gắn trực tiếp gạch lên. Yêu cầu bề mặt phải phẳng, gạch ốp chặt vào chân tường, mạch thẳng và đều, chiều rộng mạch nhỏ. Khi ốp nên nhớ ốp từ dưới lên, được hàng nào thì chèn vữa cho hàng đó, dùng thước tầm để kiểm tra, nếu chưa phẳng thì gõ nhẹ vào thước tầm để tạo độ phẳng.

Bước 3: Căn chỉnh lề tường ốp gạch

Dù là ốp gạch chân tường hay ốp gạch cho tường cũng cần căn chỉnh lề tường ốp gạch để đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu ốp gạch tường sẽ phức tạp hơn gạch ốp chân tường.

Thông thường khi ốp gạch tường sẽ cần đóng một thanh gỗ ngang thật thẳng để lấy cữ cho mép dưới của gạch. Nếu không bị hạn chế theo chiều cao thì nên để khoảng cách từ mép trên thanh gỗ xuống dưới sàn đúng bằng chiều cao viên gạch. Bắt đầu đo từ mép thanh gỗ lên trên theo chiều cao của từng hàng gạch. Dùng bút chì đánh dấu các đường mạch của gạch sao cho cân đối. Dùng thước li-vô để căn đường ngang và dùng dây dọi để căn đường dọc.

Chia sẻ kinh nghiệm chọn gạch ốp chân tường chuẩn với mọi không gian

>>>>>Xem thêm: BST mẫu thiết kế văn phòng 70m2 đẹp chuyên nghiệp

Bước 3: Tiến hành ốp gạch sử dụng ke ốp gạch

Ke mạch thường dùng để định vị trí về khoảng cách ron giữa hai viên gạch ở gần nhau và thường hay có độ dày là 1mm và 1,5mm. ke ốp mạch có chiều dày bằng khoảng cách giữa hai viên gạch, vào góc rồi sau đó ốp những viên tiếp theo.

Các viên gạch hay là các loại đá nhỏ sẽ được gắn trực tiếp lên tường, nếu như nặng hơn thì phải có móc sắt để neo vào tường. Yêu cầu mặt ốp phải phẳng, gạch được ốp chặt vào tường, mạch gạch thẳng đều, chiều rộng của mạch nhỏ.

Bước 4: Lau chùi và hoàn thiện

Khi vữa chưa khô lắm thì nên tiến hành lau chùi vữa cùng với dán gạch bám ở trên bề mặt gạch hay là mí ron của gạch. Bạn có thể dùng vải mềm nhúng nước vắt khô để lau sạch, loại bỏ vữa và xi măng dính trên đó.

Hi vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về gạch ốp chân tường cũng như cách lựa chọn gạch phù hợp với từng không gian, cải thiện không gian sống, mang đến sự hài hòa trong thiết kế tổng thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *