Ghé thăm vùng quê Bắc Bộ, Tây Nam Bộ bạn sẽ bắt gặp những mẫu nhà lá đậm chất truyền thống. Đây không chỉ là kiến trúc mà còn là tính thẩm mỹ trong thiết kế, ứng dụng trong cuộc sống thực tế. Cùng Wedo tìm hiểu các loại nhà lá cũng như hướng dẫn cách lợp nhà bằng lá dừa và lá cọ phổ biến nhất hiện nay.
Bạn đang đọc: Các loại nhà lá, hướng dẫn lợp nhà bằng lá dừa và lá cọ truyền thống
Contents
Đặc điểm của nhà lá – kiến trúc truyền thống của văn hóa Việt Nam
Nhà lá là một trong những mẫu nhà thường thấy ở các vùng quê Bắc Bộ, Tây Nam Bộ. Nhà lá sử dụng chất liệu từ các loại lá chuyên dụng, liên kết với nhau, kết hợp cùng khung và cột tạo nên ngôi nhà hoàn chỉnh.
Nhắc đến nhà lá, chúng ta nghĩ ngay để những ngôi nhà lá dừa ở vùng sông nước. Nơi đây với những con sông êm đềm, bóng dừa xanh mướt ngả bên hai dòng sông, cuộc sống của người dân gắn liền với sông nước nên những ngôi nhà bằng lá như thế này luôn là hình ảnh quen thuộc với tất cả mọi người.
Đặc điểm của những ngôi nhà là đó là sự đơn sơ, bình dị và giản đơn. Đó là sự sáng tạo từ những bàn tay khéo léo của người dân. Ngôi nhà đó là nơi để người dân sinh hoạt, tránh được ánh nắng gay gắt của những ngày hè oi ả, tránh mưa tránh gó. Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng những ngôi nhà lá luôn có chức năng quan trọng với người dân.
Những ngôi nhà lá được xem là những ngôi nhà tạm bợ của người dân. Đặc biệt những vùng sông nước thường xuyên đối mặt với thiên tai, đây cũng là kiểu nhà có thể dễ dàng xây dựng lại mà không mất nhiều chi phí.
Ngoài ra, nhà lá không chỉ đơn giản là kiến trúc mà còn gắn liền với văn hóa truyền thống của từng vùng. Ví dụ nhà lá bằng dừa nước gắn liền với vùng sông nước miền Tây hay những ngôi nhà lá bằng cọ gắn liền với văn hóa của người dân Bắc Bộ.
Các loại lá được sử dụng để làm nhà hiện nay
Nhà làm từ lá cọ
Đặc điểm của lá cọ
Lá dùng để lợp nhà, làm nhà có rất nhiều, tuy nhiên có 2 loại lá thông dụng hiện nay đó là lá dừa nước và lá cọ.
Cây cọ thường được trồng ở vùng đồi núi,thích hợp với khí hậu nóng bức nhưng lại ưa với khí hậu nóng ẩm, thích nơi có bóng và thoáng khí, không chịu rét và chịu hạn tốt. Loại cây này không quá cầu kỳ về đất trồng, thích hợp nhất với đá pha cát giàu bùn và có khả năng thoát nước tốt.
Cọ là loại cây rễ chùm như cây dừa, cây cau, cây tre. Rễ có cọ bám vào đất đồi, mỗi năm chỉ cho ra 12 lá ứng với 12 tháng.
Trong ứng dụng thực tiễn hiện nay, lá cọ tròn có rãnh râu hình mác nên hích hợp để dùng để làm mái nhà, chắn vách. Thân cọ làm cột nhà, cột điện, thân cầu khỉ, máng nước, máng lợn, chõ đồ xôi. Cuống cọ làm rui mè, lạt buộc, rào dậu hoặc thay tre đan rọ lợn, lồng gà, rồi đến mành cọ – một mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng…
Hướng dẫn làm nhà từ lá cọ
Bước 1: Lựa chọn lá và nguyên vật liệu
Lá cọ dùng để lợp nhà nên chọn những loại lá già, có màu xanh thẫm, không bị sâu hay bị rách quá nhiều. Chọn được lá chất lượng sẽ giúp nâng cao tuổi thọ, ngôi nhà của bạn sẽ bền hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó bạn chuẩn bị thêm cột từ các vật liệu như tre, trúc, lạt để buộc cố định để làm khung nhà.
Bước 2: Làm khung nhà
Khung nhà được dựng cố định từ các nguyên vật liệu như cột từ tre và trúc. Sau đó tiến hành lợp từ mái xuống và đến vách xung quanh.
Bước 3: Thực hiện
Trước khi lợp nhà cần thống nhất về ni tấc. Nếu lợp dày thì mỗi tấm lá đôi cách nhau 10cm, lá chiếc 8cm. Nếu lợp thưa thì khoảng cách là 15cm. Khoảng cách này gọi là “li lá”. Lợp dày gọi là lợp “khít mắt”.
Khi đã thống nhất độ dày thưa mỗi li lá thì người mỗi thợ dùng lòng bàn tay của mình làm “cây cỡ” để đo khoảng cách các li lá làm sao cho tất cả đều cỡ với nhau. Cũng giống với kỹ thuật lợp mái lá dừa , người thợ chính hoặc chủ nhà ở dưới đất sẽ điều chỉnh độ dày thưa cho từng người thợ.
Để cho mái nhà đẹp thì khi lợp còn phải thống nhất là chỉ xỏ lạt bên phải hoặc trái cây rui.
Lá dừa nước dùng để làm nhà
Đặc điểm của lá dừa nước
Loại lá thứ hai rất thông dụng để lợp nhà, làm nhà và gắn liền với đời sống của người dân miền Tây sông nước đó là lá dừa nước. Cây dừa nước mọc dọc theo những bờ sông, đặc biệt ở vùng biển là điều kiện, môi trường tốt cho cây phát triển.
Cây dừa nước là loại cây đa năng bởi tất cả các bộ phận của cây có thể sử dụng và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Quả dừa nước là một đặc sản của người miền Tây, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Bên cạnh đó lá dừa nước là một trong những nguyên vật liệu được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Lá dừa có thể lợp mái, làm nhà, che mưa che nắng đều rất tốt. Mái nhà bằng lá dừa nước thường được lợp với độ dày vào khoảng 20cm, một mái nhà được lợp đúng quy cách có thể cho thời gian sử dụng lên đến 10 năm.
Ngoài lá dừa, lá cọ thì cỏ tranh, rơm cũng là nguyên vật liệu được sử dụng phổ biến để làm nhà, lợp mái nhà. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn chất liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé.
Các bước lợp nhà bằng lá dừa nước
Bước 1: Chọn lá và nguyên vật liệu
Bước đầu tiên khi tiến hành thi công nhà lá bằng lá dừa nước đó là lựa chọn kỹ lưỡng lá để sử dụng. Những tàu lá phải là những tàu lá vừa chín tới, không bị sâu bọ, tỉ lệ rách không nhiều. Bên cạnh đó chọn những tàu lá màu xanh đậm, già, như vậy sẽ có độ bền và tuổi thọ cao.
Tiếp đó những tàu lá sẽ được chặt xé làm đôi, phơi theo từng cặp. Thời gian phơi từ 10 – 15 ngày, sau đó mới bắt tay vào thi công.
Bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị cột, rui mè, đòn tay để làm khung nhà. Những vật liệu này sẽ giúp ngôi nhà của bạn vững chắc hơn rất nhiều.
Bước 2: Chằm lá dừa nước
Chằm là công đoạn không thể thiếu với những ngôi nhà bằng chất liệu này. Sau khi đã thu thập được đủ lá dừa, người thợ sẽ phân loại theo từng kích thước khác nhau. Lá xé là loại lá dừa nhỏ, được chặt thành nhiều mảnh bằng nhau, chẻ đôi ngay cọng đem đi phơi khô.
Tìm hiểu thêm: Top 5 thiết kế biệt thự 9x9m sang trọng nhất hiện nay
Nếu những lá có kích thước lớn sẽ được chằm bằng cách tạo thành từng mảnh nhỏ. Lá dừa sẽ được rọc tách lìa, sau đó dùng dây lạt buộc lại, kẹp vào phần trục là cây tròn nhỏ, sau đó đan thành từng mảnh lớn. Một tấm lá dừa nước sẽ có độ dài khoảng 1m và dùng để lợp nhà.
Bước 3: Tiến hành thực hiện
Để lợp nhà đảm bảo không bị dột phải có sự tính toán sao cho đậu thước. Thợ sẽ sử dụng cây thước ba hình tam giác đều, từ đó đặt cây thước nách, tính độ phơi mái cộng thêm trung bình 1,5cm. Tùy theo từng nhà sẽ điều chỉnh chiều cao khác nhau, mái thấp nhà sẽ tối nhưng nếu mái cao quá thì nhà thông thoáng nhưng nhanh bị mục mái.
Nếu lợp dày, mỗi tấm lá đôi cách nhau 10cm, lá chiếc 8cm. Nếu lợp thưa thì khoảng cách là 15cm. Khoảng cách này gọi là li lá, lợp dày sẽ gọi là khít mắt.
Khi đã thống nhất độ dày thưa mỗi li lá thì người mỗi thợ dùng lòng bàn tay của mình làm “cây cỡ” để đo khoảng cách các li lá làm sao cho tất cả đều cỡ với nhau. Cũng giống với kỹ thuật lợp mái lá cọ , người thợ chính hoặc chủ nhà ở dưới đất sẽ điều chỉnh độ dày thưa cho từng người thợ.
Sau khi lợp xong mái nhà sẽ đến phần dựng vách 2 bên đầu xông. Phần tiếp giáp mặt đất dùng tre trúc làm khung sườn và dựng vách bằng lá chằm hoặc lá xé. Để đảm bảo bền chắc, thẩm mỹ và an toàn thì khi dừng vách đến đầu cột hàng ba thì dừng lại. Công việc tiếp theo là dùng thanh tre, trúc làm cây ép lép để dằn bên ngoài vách lá, buộc chặt vào bộ khung vách.
Như vậy với 3 bước cơ bản bạn đã có một ngôi nhà từ lá dừa để sinh hoạt, kiên cố và vẫn đảm bảo tính tiện nghi khi sử dụng.
Ưu điểm của nhà lá
Làm từ lá cọ hay lá dừa nước, những ngôi nhà từ chất liệu này đều có những ưu điểm sau:
Không gian mát mẻ
Những ngôi nhà bằng lá luôn mang đến không gian mát mẻ cho người sử dụng. Sử dụng chất liệu lá làm mái, kết hợp khung tre và gỗ được người dân sử dụng nhiều. Không chỉ là nơi để sinh hoạt hàng ngày, ngôi nhà còn tạo cho bạn cảm giác thoải mái khi sử dụng. Đặc biệt những vùng nắng nóng thì việc lợp nhà lá rất hợp lý, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Đơn giản và yên bình
Thiết kế nhà lá không có gì cầu kỳ, phức tạo như nhà bê tông cốt thép hay các mẫu nhà biệt thự. Những ngôi nhà lá luôn thể hiện nét đẹp cổ xưa, đơn giản, thanh tĩnh, yên bình giúp tâm hồn của bạn thoải mái. Vì vậy hiện nay nhà lá không chỉ là nhà để ở mà còn là nơi nghỉ dưỡng cho nhiều khu du lịch, resort.
Tiết kiệm chi phí
Lợp nhà bằng lá không tốn quá nhiều chi phí như các kiểu nhà khác. Vì vậy giá rẻ, kỹ thuật không đòi hỏi quá cao, mang lại hiệu quả kinh tế vì vậy nhiều gia đình nông thôn có kinh tế eo hẹp rất ưa chuộng mẫu nhà này. Nhiều gia đình có thể tự thiết kế cũng như thi công kiểu nhà lá này mà không mất quá nhiều chi phí thực hiện.
Dễ cải tạo và sửa chữa
Những mẫu nhà lá được xây dựng kiên cố, an tâm cho người dân khi sinh hoạt. Nếu có sự cố như thiên tai hay cần sửa sang lại không mất quá nhiều chi phí và thời gian thực hiện nhanh chóng. Vì vậy mẫu nhà này được xem là kiểu nhà dễ cải tạo và sửa chữa, các gia đình có thể tự sửa sang lại theo mong muốn của mình.
Tuổi thọ khá cao
Những ngôi nhà lá có thời gian sử dụng lên đến 10 năm nếu được thi công kiên cố. Bên cạnh đó trọng lượng nhẹ nên phù hợp với các địa hình đất yếu như bùn, cát, đất mềm.
Phát triển du lịch
Nhà lá không chỉ là những ngôi nhà để ở của người dân mà hiện nay còn được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại. Nhiều nơi đã tạo nên những mẫu nhà bằng lá với hình dáng độc đáo, bắt mắt để thu hút khách du lịch đến nghỉ dưỡng, tham quan. Đây cũng là một trong những xu hướng phát triển hiện nay, vừa tiết kiệm lại vừa có tính sáng tạo, mang lại hiệu quả trong kinh doanh.
Ứng dụng nhà lá trong cuộc sống hiện nay
Ứng dụng trong nhà ở
Nhà lá là một trong những mẫu nhà dùng để ở rất phổ biến ở các vùng quê. Một điều hiển nhiên bạn có thể thấy đó là nhu cầu của con người về sự tiện nghi trong sinh hoạt càng cao nên sự xuất hiện của các mẫu nhà như biệt thự cao tầng, lâu đài hay nhà phố rất phổ biến. Tuy nhiên ở các vùng quê thì những mẫu nhà lá luôn mang đến sự bình yên, yên bình trong cuộc sống.
Với những người dân ở vùng kinh tế khó khăn thì những mẫu nhà lá luôn là sự lựa chọn đầu tiên của người dân. Bởi kiểu nhà dễ dàng thực hiện và thi công, không mất chi phí nhân công như xây các mẫu nhà khác.
Đặc biệt nhiều gia đình còn để một khoảng không gian để thiết kế nhà lá bên cạnh những ngôi nhà cao sang để làm nơi nghỉ dưỡng, thư giãn.
Ứng dụng trong nhà hàng, quán cafe
Những mẫu nhà hàng được tạo từ mái lá đã không còn xa lạ với khách hàng hiện nay. Không chỉ ở vùng quê mà ngay cả thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh hay các thành phố lớn những thiết kế nhà hàng như thế này luôn mang lại không gian gần gũi, bình yên cho khách hàng.
>>>>>Xem thêm: Sơn nhà màu xanh rêu an tĩnh cho người hướng nội
Đặc biệt những mẫu nhà này khi được áp dụng trong kinh doanh nhà hàng cũng là nét lưu giữ nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Thông qua cũng là cách để bạn làm nên thương hiệu, thu hút khách hàng đến với nhà hàng của bạn.
Ứng dụng trong khu sinh thái, resort
Tại nhiều khu nghỉ dưỡng, resort hiện nay đã quá quen thuộc với những mẫu nhà thiết kế mái lá để tạo điểm nhấn riêng. Với vẻ đẹp dân dã, bình dân nhưng mang đến cho khách hàng cảm giác thân thuộc, bình yên như ở chính ngôi nhà của mình.
Đặc biệt ở những vùng nắng nóng, kiểu thiết kế nhà này rất hợp lý. Vừa tạo không gian thông thoáng, thoải mái vừa giúp tiết kiệm chi chí trong kinh doanh mà vẫn mang đến yếu tố riêng của bạn, giúp khách hàng luôn nhớ đến bạn.
Những thông tin về nhà lá cũng như các bước thực hiện được Wedo giới thiệu chi tiết, hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kiểu nhà này cũng như ứng dụng trong cuộc sống để từ đó bạn có sự lựa chọn hợp lý phù hợp với nhu cầu sinh hoạt và sử dụng hàng ngày.