Nhà cao cửa rộng vốn là tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn chỉnh của một công trình. Chiều cao của ngôi nhà không chỉ có ảnh hưởng đến kết cấu tải trọng, nó còn tác động đến sự cân đối và hài hòa của mẫu kiến trúc. Vậy chiều cao nhà theo thước Lỗ Ban hiện nay là bao nhiêu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong phạm bi bài viết ngắn này nhé.
Bạn đang đọc: Chiều cao nhà theo thước lỗ ban hiện nay được tính như thế nào
Contents
- 1 Chiều cao nhà theo thước Lỗ Ban được định nghĩa như thế nào
- 2 Cách xác định chiều cao nhà theo thước Lỗ Ban chuẩn khoa học
- 2.1 1. Độ cao trần nhà theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành
- 2.2 2. Chiều cao trần nhà theo số bậc cầu thang
- 2.3 3. Chiều cao nhà theo thước Lỗ Ban nên chú ý đến yếu tố điện năng tiêu thụ
- 2.4 4. Chiều cao trần nhà theo yếu tố kiến trúc
- 2.5 5. Chiều cao trần nhà theo điều kiện địa lý khí hậu sinh sống
- 2.6 6. Chiều cao nhà theo điều kiện kinh tế đầu tư của mỗi gia đình
- 3 Ý nghĩa của việc ứng dụng thước Lỗ Ban vào xác định chiều cao của nhà
- 4 Cách lựa chọn được kích thước chiều cao nhà như ý theo thước Lỗ Ban
Chiều cao nhà theo thước Lỗ Ban được định nghĩa như thế nào
Chiều cao nhà theo thước Lỗ Ban là khoảng cách tính từ nền tầng 1 hoặc đất nền xung quanh đến đỉnh cao nhất của mái nhà. Chiều cao tầng là khoảng cách giữa 2 sàn nhà, được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp. Chiều cao tầng và số tầng của mỗi ngôi nhà phụ thuộc vào quy hoạch chung của khu vực vào theo quy định đối với các loại hình xây dựng cụ thể. Chiều cau tầng, chiều cao nhà thường được các công trình dân dụng quan tâm nhiều hơn, bởi nó ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt, kết cấu tải trọng, tính thẩm mĩ chung.
Chiều cao nhà nếu thấp có thể tạo nên sự tù túng và cảm giác nặng nề, nếu quá cao sẽ tạo cảm giác lạnh lẽo. Do đó cách xác định chiều cao nhà chuẩn xác nhất là căn cứ vào mẫu thiết kế kiến trúc, không gian sử dụng và mục đích của mỗi gia đình.
Cách xác định chiều cao nhà theo thước Lỗ Ban chuẩn khoa học
Chiều cao trần nhà xác định căn cứ dựa theo 6 yếu tố, mỗi yếu tố có những tác động và có cách ứng dụng linh hoạt theo điều kiện thực tế của từng không gian như sau:
1. Độ cao trần nhà theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành
Theo văn báp pháp luật quy định, độ cao trần nhà cụ thể như sau:
Độ cao tối đa sàn 3m, tính từ mặt sàn này lên mặt sàn mái
Độ cao sàn tối đa 3,4m, là độ cao tính từ mặt sàn này lên mặt sàn trên của các tầng, tính từ tầng 2 trở lên
Độ cao sàn tối đa 3,5m, tính từ cao độ vỉa hè đến đáy ban công
Độ cao sàn tối đa có thể xây dựng không vượt quá ngưỡng 3,8m nếu:
- Với đường có lộ giới nhỏ hơn 3.5m, trần nhà chỉ được cao tối đa tính từ mặt sàn tầng 1 đến sàn tầng 2 và trường hợp này không được làm tầng lửng
- Độ cao sàn tối đa 5.8m với đường lộ giới từ 3,5m đến nhỏ hơn 20m, được bố trí lửng, tổng chiều cao từ sàn tầng 1 đến tầng 2 tối đa là 5,8m
- Độ cao sàn tối đa 7m với đường lộ giới hơn hoặc bằng 20m, được phép bố trí lửng, tổng chiều cao từ sàn tầng 1 đến tầng 2 tối đa là 7m
2. Chiều cao trần nhà theo số bậc cầu thang
Độ cao dốc của cầu thang hợp lý từ 33 độ đến 36 độ, tương ứng với chiều cao bậc từ 165mm đến 180mm. Số bậc cầu thang trong nhà thường được lấy theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử, số bậc đẹp theo cung Sinh đó là: 13 bậc, 17 bậc, 21 bậc, 25 bậc.
Nhà nếu xây từ 2 tầng trở lên thì chiều cao tầng sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang bộ. Đối với nhà có diện tích lớn thì đơn giản hơn khi quyết định lựa chọn chiều cao phòng. Đối với nhà có diện tích dành cho thang nhỏ thì không nên thiết kế tầng cao quá, sẽ gây nên tình trạng độ dốc thang lớn, gây khó khăn và nguy hiểm cho việc đi lại giữa các tầng. Chiều cao phòng với các công trình kiến trúc đặc thù của Việt Nam, độ cao khoảng 3m là hợp lý.
3. Chiều cao nhà theo thước Lỗ Ban nên chú ý đến yếu tố điện năng tiêu thụ
Theo như kinh nghiệm thực tế và lời khuyên cũng như nhận định của nhiều chuyên gia, nhà có chiều cao sàn nhà thấp sẽ tốn ít năng lượng sử dụng điện năng, điều hòa hơn là những ngôi nhà có chiều cao trần cao. Do đó việc lựa chọn chiều cao nhà nên chú trọng đến các yếu tố quy chuẩn, chiều cao bậc thang và yếu tố tiết kiệm điện năng cho công trình.
Tìm hiểu thêm: Thi công xây nhà 2 tầng giá 700 triệu full nội thất
4. Chiều cao trần nhà theo yếu tố kiến trúc
Xác định chiều cao của trần nhà theo vị trí thiết kế không gian sinh hoạt, bố cục kiến trúc hiện đang được nhiều gia đình lựa chọn. Việc xác định chiều cao trần, tầng của ngôi nhà được tính toán dựa trên các chức năng sinh hoạt như:
- Phòng khách: chiều cao hợp lý cho phòng khách là từ 3,6m đến 5m. Bởi đây là nới tiếp khách, tập trung sinh hoạt gia đình, nên cần khoảng không gian rộng rãi và sang trọng.
- Phòng ngủ: chiều cao hợp lý cho phòng ngủ là từ 3m đến 3,3m. Kích thước này có thể sử dụng cho cả phòng ăn, phòng bếp, tạo cảm giác ấm cúng, không quá chật chội cũng không quá lạnh lẽo.
- Phòng thờ: chiều cao hợp lý của phòng thờ nên có kích thước từ 3m đến 3.6m, đảm bảo không gian thông thoáng và trang nghiêm.
- Phòng tắm, phòng kho, phòng để xe: chiều cao hợp lý là từ 2,4m đến 2,7m, bới đây là những khu vực có tần suất sử dụng thấp nên thiết kế chiều cao vừa đủ để tiết kiệm không gian và tiết kiệm kinh phí xây dựng.
5. Chiều cao trần nhà theo điều kiện địa lý khí hậu sinh sống
Với những khu vực thường xuyên nắng nóng, phải sử đụng điều hòa để cân bằng nhiệt độ, thì chiều cao của nhà không nên thiết kế quá cao, sẽ gây tốn điện năng. Chiều cao trung bình chỉ từ 3m đến 3,3m. Với những khu vực có khí hậu ổn định, không chịu sự tác động khắc nghiệt, chiều cao lý tưởng là từ 3,6m đến 4,5m.
6. Chiều cao nhà theo điều kiện kinh tế đầu tư của mỗi gia đình
Chiều cao nhà tỷ lệ thuận với mức kinh phí đầu tư (bao gồm nguyên vật liệu, nhân công, bảo dưỡng). Do đó nhà cao cửa rộng cần được nhìn nhận theo đúng nghĩa, căn cứ trên mức đầu tư chi tiết của mỗi gia đình.
Chiều cao nhà theo thước Lỗ Ban được phân chia làm 3 mức:
+ Chiều cao thấp: trung bình từ 2,4m đến 2,7m
+ Chiều cao tiêu chuẩn: trung bình từ 3m đến 3,3m
+ Chiều cao lớn: trung bình từ 3,6m đến 5m
Việc lựa chọn chiều cao nhà theo thước Lỗ Ban, ngoài việc rơi vào các cung số đẹp, cần phải cân nhắc và tuân thủ những quy định pháp luật, những đặc thù của điều kiện địa lý, khí hậu cũng như tài chính của mỗi gia đình.
Mỗi thiết kế kiến trúc, mỗi công trình ở đồng bằng, miền núi, mối khu vực sẽ có những tiếp biến sao cho khoa học và linh hoạt.
Ý nghĩa của việc ứng dụng thước Lỗ Ban vào xác định chiều cao của nhà
Thước Lỗ Ban là thước phong thủy, được ứng dụng rộng trong việc xác định kích thước Dương trạch và Âm trạch. Thước được sử dụng để xác định kích thước cửa đi, kích thước chiều cao nhà, chiều cao bậc tam cấp, …
Kích thước Lỗ Ban được sử dụng theo nguyên tắc đen bỏ, đỏ dùng. Việc này được xem là tiên chỉ, có ý nghĩa quan trọng, giúp lựa chọn được thông số đẹp, chuẩn phong thủy và cân đối.
Chiều cao nhà có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống cũng như không gian sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thiết nghĩ nếu lựa chọn kích thước sai, có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường về sau.
Những phát sinh không mong muốn có thể gặp phải khi lựa chọn kích thước nhà sai đó có thể là tốn kém nguyên vật tư, phát sinh chi phí, kéo dài thời gian, không gian sống không có sự tương đồng và cân đối.
>>>>>Xem thêm: Xây biệt thự nhỏ cần lưu ý những điều gì?
Cách lựa chọn được kích thước chiều cao nhà như ý theo thước Lỗ Ban
Để có thể sở hữu được thông số kích thước đẹp và chuẩn thước Lỗ Ban, bạn nên chú ý đến những yếu tố sau để có được thông số kích thước đẹp cho ngôi nhà của gia đình mình nhé.
- Xác định diện tích tổng thi công xây dựng của ngôi nhà
- Xác định mẫu thiết kế kiến trúc mà gia đình lựa chọn để thi công
- Xác định kinh phí đầu tư tối đa có thể, từ đó có những cân nhắc chi tiết cho phương án thi công
- Phân tích điều kiện khí hậu, địa chất khu vực xây dựng để có phương án thi công khoa học nhất
Những gợi ý trên đây chỉ là những bước cơ bản, để bạn lựa chọn được những thông số kích thước chuẩn và đẹp nhất. Một trong những phương án tốt nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí thiết kế, thi công hoàn thiện sau này chính là nên nhờ đơn vị có kinh nghiệm chuyên môn tư vấn.
Chiều cao nhà còn phụ thuộc vào quy chuẩn xây dựng, chiều cao của thang, cho nên các yếu tố có sự móc nối, để kết quả cuối cùng cho ra công trình hoàn hảo và cân đối không gian chung.
Hy vọng những thông tin trong phạm vi bài viết này, sẽ giúp bạn có thể có thêm những kiến thức khoa học hơn, chính xác hơn, để xác định được chiều cao lý tưởng cho ngôi nhà của gia đình.
Wedo là đơn vị chuyên tư vấn thiết kế xây dựng hàng đầu hiện nay tại Việt Nam, dấu ấn của chúng tôi trải dài từ Nam ngược ra Bắc. Không chỉ đứng đầu trong lĩnh vực thiết kế xây dựng, nội, ngoại thất, Wedo còn được đánh giá là đơn vị thiết kế nhà hàng, khách sạn với những ý tưởng tốt nhất hiện nay.
Với đội ngũ kiến trúc sư nhiều kinh nghiệm chuyên môn, tinh thần thực chiến cao và kinh nghiệm tích lũy thực tế, những ý tưởng concept táo bạo được hình thàn nhanh chóng, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.
Hãy liên hệ với Wedo nếu các bạn đang tìm kiếm cho mình những không gian sống khoa học và hoàn hảo nhất.