Quy định chiều cao xây dựng nhà ở được trích xuất từ QCVN 01:2019/BXD do Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn Quốc gia biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành theo Thông tư năm 2018. Được chỉnh sửa và sửa đổi bởi QCVN 01:2019/BXD thay thế QCXDVN 01:2008 được ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và QCVN 14:2009/BXD được ban hành theo Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/09/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Bạn đang đọc: Quy định chiều cao xây dựng nhà ở hiện nay như thế nào?
Quy chuẩn về chiều cao xây dựng công trình
Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt và làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn địa phương trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng.
Chỉ tiêu đất đơn vị ở bình quân theo loại đô thị (m2/ người) được quy định như sau:
TT | Loại đô thị | Đất đơn vị ở (m2/ người) |
1 | I – II | 15 – 28 |
2 | III – IV | 28 – 45 |
3 | V | 45 – 55 |
Một trong những yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình khi xây dựng được quy định cụ thể.
I. Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình độc lập
Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình độc lập hoặc dãy nhà liền kề (gọi chung là công trình) phải được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị. Bố trí các công trình, xác định chiều cao công trình phải đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên (nắng, gió…), tạo ra các lợi thế cho điều kiện vi khí hậu trong công trình và phải đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra khoảng cách giữa các công trình trong cùng lô đất phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Trường hợp hai công trình có chiều cao nhỏ hơn 46m
- Khoảng cách giữa các cạnh dài song song với nhau phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 1/2 chiều cao công trình và không được nhỏ hơn 7m;
- Khoảng cách giữa đầu hồi của công trình với đầu hồi hoặc cạnh dài của công trình khác phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 1/3 chiều cao công trình và không được nhỏ hơn 4m;
2. Trường hợp hai công trình có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 46m
- Khoảng cách giữa các cạnh dài song song với nhau phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 25m;
- Khoảng cách giữa đầu hồi của công trình với đầu hồi hoặc cạnh dài của công trình khác phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 15m;
3. Khoảng cách giữa hai công trình có chiều cao khác nhau lấy theo quy định của công trình có chiều cao lớn hơn.
4. Đối với công trình có chiều dài cạnh dài và chiều dài đầu hồi tương đương nhau thì mặt công trình tiếp giáp với đường giao thông lớn nhất được tính là cạnh dài của dãy nhà.
II. Khoảng lùi của công trình
- Khoảng lùi của các công trình phải được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, nhưng phải thỏa mãn quy định trong Bảng 2.7
- Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo chiều cao tương ứng của mỗi phần.
III. Mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép
- Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ và nhóm nhà chung cư được quy định trong các Bảng 2.8, Bảng 2.9;
- Mật độ xây dựng thuần tối đa của các công trình dịch vụ, công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, chợ trong khu vực xây dựng mới là 40%;
- Mật độ xây dựng thuần tối đa của các công trình dịch vụ, công cộng khác hoặc công trình sử dụng hỗn hợp xây dựng trên lô đất có diện tích ≥3.000m2 phải đảm bảo yêu cầu về mật độ xây dựng tối đa theo Bảng 2.10 và các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà về khoảng lùi công trình.
- Các công trình dịch vụ, công cộng đô thị khác hoặc công trình sử dụng hỗn hợp trên lô đất có diện tích nhỏ hơn 3.000m2 , sau khi trừ đi phần đất đảm bảo khoảng lùi theo quy định, trên phần đất còn lại được phép xây dựng với mật độ xây dựng thuần là 100%, nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà tại mục và hệ số sử dụng đất tối đa là 13 lần;
Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc bài trí bàn thờ Phật đẹp đúng quy cách tại gia
Như vậy những quy định chiều cao xây dựng nhà ở trên đây được trình bày và quy định cụ thể theo từng loại công trình, tạo điều kiện phân loại trước khi tiến hành xin cấp phép xây dựng.
Thủ tục xin giấy phép xây nhà tại Hà Nội
Hiện nay công ty chúng tôi đang nhận được nhiều cuộc điện thoại của khách hàng, yêu cầu tư vấn về dịch vụ xin cấp phép xây dựng. Vậy Thủ tục xin cấp phép xây dựng mới công trình bao gồm các bước như thé nào?
Theo thông báo 585/TB-SXD thành phố Hà Nội quy định cụ thể chi tiết về vấn đề này như sau:
1. Đối tượng phải xin phép xây dựng:
Mọi nhà ở riêng lẻ khi xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa, trùng tu, tôn tạo đều phải được cấp giấy phép xây dựng, trừ những đối tượng được miễn phí xây dựng
2. Đối tượng được miễn phép xây dựng:
- Nhà ở riêng lẻ từ tầng 3 trở xuống, có diện tích sàn nhỏ hơn 200m2 ở vùng xa không thuộc đô thị; xa các quốc lộ, huyện lộ, …; không thuộc điểm dân cư tập trung, không thuộc các điểm dân cư nông thôn thuộc địa bàn phải cấp giấy phép xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định.
- Nhà ở thuộc dự án khu đô thị, khu nhà ở có hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trong đó có thiết kế đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (quy định tại Điều 23 của Luật Xây Dựng; Điều 26 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng)
- Các trường hợp sửa chữa nhỏ (như trát vá tường, quét vôi, đảo ngói, sửa trần, lát nền, thay cửa) cải tạo nội thất, lắp đặt thiết bị bên trong nhà ở không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.
3. Căn cứ để xét cấp giấy phép xây dựng
Khi xét cấp giấy phép xây dựng cơ quan có thẩn quyền xem xét trên các tiêu chí sau:
- Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng do chủ đầu tư lập
- Quy hoạch xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng được lập và đã được thẩm định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, vệ sinh môi trường và các văn bản pháp luát có liên quan.
>>>>>Xem thêm: Điểm danh những mẫu mái biệt thự đẹp dẫn đầu xu hướng
4. Hồ sơ cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng
- Bản sao giấy tờ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ hoặc trích đo trên thực đại hoặc sơ đồ ranh giới lô đất.
- Kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế công trình, chứng chỉ hành nghề của kiến trúc sư chủ trì thiết kế hồ sơ xon cấp phép
- 02 bộ hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng, mỗi bộ hồ sơ thiết kế bao gồm:
+ Tổng mặt bằng công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/500I1/200 kèm theo sơ đồ vị trí công trình
+ Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, tỷ lệ 1/100I1/200
+ Mặt bằng móng, tỷ lệ 1/100I1/200, mặt cắt móng, tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cáp nước, cấp điện tỷ lệ 1/100I1/200
5. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng
- Chủ dầu tư nộp hồ sơ tới cơ quan thụ lý
- Trong thời gian tối đa 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết, yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh. Người nộp hồ sơ có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận hồ sơ giải thích rõ những yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, thời gian hoàn chỉnh hồ sơ và thời gian cấp phép xây dựng.
- Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn cấp giấy phép xây dựng không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ
Việc hoàn thiện hồ sơ, triển khai thi công xây dựng theo cấp phép là điều cần thiết, để tránh những rắc rối không mong muốn về sau. Mọi tư vấn về hồ sơ xin cấp phép, chiều cao công trình sẽ được giải đáp chi tiết khi khách hàng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.