Theo phong thủy, phòng bếp dựa trên ngũ hành mang đầy đủ 5 yếu tố đó là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Vì vậy có những nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp riêng và cần thực hiện để đảm bảo một căn bếp mang lại điều lành cho gia chủ. Vậy đó là những nguyên tắc nào, bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Bạn đang đọc: 5 nguyên tắc vàng khi thiết kế nội thất phòng bếp đáng ghi nhớ
Contents
- 1 Nguyên tắc về kích thước khi thiết kế nội thất phòng bếp
- 2 Nguyên tắc chiếu sáng và thông gió trong phòng bếp
- 3 Nguyên tắc bố cục về không gian khi trang trí phòng bếp
- 4 Nguyên tắc về màu sắc khi trang trí nội thất phòng bếp
- 5 Nguyên tắc đặt đồ dùng nội thất trong phòng bếp để tránh phạm phải phong thủy
Nguyên tắc về kích thước khi thiết kế nội thất phòng bếp
Nguyên tắc đầu tiên khi thiết kế nội thất phòng bếp đó là kích thước của đồ dùng nội thất bên trong. Căn bếp của bạn sẽ hài hòa, hoàn hảo hơn nếu lựa chọn được cho mình những đồ dùng nội thất phù hợp.
Tùy vào từng không gian, diện tích chung của căn bếp để lựa chọn kích thước đồ dùng nội thất. Bạn không thể chọn những đồ dùng cồng kềnh, quá khổ cho một căn bếp nhỏ hẹp, như vậy sẽ rất bí bách, chật chội và khó chịu khi sử dụng.
Nhưng nếu căn bếp rộng, đồ dùng nội thất quá bé sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ chung của toàn bộ không gian. Bạn sẽ thấy sự lệch lạc trong bài trí, thậm chí sẽ không tiện lợi trong quá trình sử dụng.
Vì vậy để có sự tương xứng về kích thước chung, bạn nên có số đo cụ thể cho phòng bếp, cách bố trí đồ dùng nội thất theo từng khu vực để cân đối kích thước một cách hài hòa nhất.
Nguyên tắc chiếu sáng và thông gió trong phòng bếp
Khi thiết kế nội thất nhà bếp, nhiều người chỉ quan âm đến làm thế nào để lắp đặt hệ thống hút mùi để khi nấu nướng không ảnh hưởng đến phòng khách hay không gian xung quanh mà quên đi yếu tố ánh sáng tự nhiên.
Bạn nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và không gian bên ngoài, kết hợp cùng đèn bên trong sẽ giúp phòng bếp trở nên sáng, rộng và thông thoáng hơn rất nhiều. Đặc biệt nếu phòng bếp có đầy đủ ánh sáng tự nhiên sẽ giúp lưu thông khí tốt, hạn chế những tụ khí bên trong, ảnh hưởng xấu đến phong thủy của toàn bộ căn nhà.
Nguyên tắc bố cục về không gian khi trang trí phòng bếp
Nguyên tắc thứ 3 trong 5 nguyên tắc mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn đó là bố cục không gian cho căn bếp. Bố trí quầy bếp cần chú ý sao cho khoảng cách giữa các quầy cũng như khoảng cách giữa các thiết bị sử dụng hợp lý, không ảnh hưởng đến nhau.
Gợi ý cho bạn đó là có thể bố trí quầy bếp theo hai kiểu bàn song song hoặc theo chữ L, chữ U hẹp. Cách bố trí này sẽ tạo khoảng trống sử dụng và tiện cho hai bên.
Tìm hiểu thêm: Bỏng mắt với nội thất bên trong những căn biệt thự đẹp nhất thế giới
Nguyên tắc về màu sắc khi trang trí nội thất phòng bếp
Màu sắc như thế nào được xem là phù hợp với không gian của căn bếp nhà bạn. Việc lựa chọn màu sắc gắn liền với phong cách chủ đạo mà bạn lựa chọn.
Nếu bạn hướng căn bếp của gia đình theo phong cách hiện đại, những gam màu sáng như trắng, be, kem, xanh nhạt… luôn được ưu tiên cùng đồ dùng nội thất tiện nghi và đơn giản. Nhưng nếu bạn thích phong cách cổ điển, việc sử dụng các gam màu nổi bật như vàng, nâu, đỏ sẽ không thể thiếu. Cùng với đó là họa tiết và hoa văn, cách trang trí cầu kỳ mang đến không gian cực kỳ đậm chất hoàng gia.
Nếu bạn chưa biết định hình sẽ theo phong cách nào, tùy vào không gian của căn bếp để lựa chọn màu sắc. Phòng bếp nhỏ hẹp nên chọn màu sắc tươi sáng như trắng, xám trắng, be, kem… sẽ giúp căn bếp rộng hơn nhiều đó.
Hoặc nếu phòng bếp diện tích rộng, bạn có thể phối kết hợp với các màu sắc yêu thích, tạo điểm nhấn trong trang trí. Như vậy rất dễ dàng phải không.
Nguyên tắc đặt đồ dùng nội thất trong phòng bếp để tránh phạm phải phong thủy
Bếp là đồ dùng nội thất không thể thiếu trong mỗi căn bếp của gia đình. Nhưng đặt bếp ở đâu là băn khoăn của nhiều gia đình khi trang trí phòng bếp.
Bếp tuyệt đối không được đặt ở tọa hung hướng cát. Không đặt bếp ở hướng Tây vì đây là thuộc hành Kim mà bếp thuộc hành Hỏa, như vậy sẽ xung khắc với nhau. Hơn nữa với hướng này sẽ làm bếp nóng hơn dẫn đến những bất tiện trong nấu nướng.
Bếp nấu cũng cần tránh gió, tránh nước và cách xa phòng ngủ. Vì vậy nếu bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính và phía sau bếp có cửa sổ sẽ không tốt về mặt phong thủy. Chưa kể đến đó là với những gia đình nấu bếp ga sẽ có tình trạng tạt gió khi nấu, mùi ga gây độc, tốn nhiên liệu và dễ gây cháy nổ.
>>>>>Xem thêm: Dẫn đầu xu hướng với sofa cửa sổ vừa độc đáo vừa tiện lợi
Khi thiết kế nội thất cho phòng bếp, với tủ lạnh và tủ bảo quản thực phẩm khô đặt đặt ngay cửa vào của nhà bếp. Như vậy sẽ thông thoáng, gọn gàng và hợp phong thủy hơn.
Ngoài ra kh vực nấu ăn nên được đặt gần phía bàn ăn, chậu rửa nên đặt ở giữa hai khu vực nấu ăn và các tủ đựng. Sự kết hợp của 3 khu vực này tạo nên hình tam giác với các đỉnh là nơi nấu ăn, tủ lạnh, tủ thực phẩm khô và nơi đặt bồn rửa. Tuy nhiên kích thước của hình tam giác không gian quá lớn, chiều dài các cạnh chỉ khoảng 3m sẽ thuận tiện cho quá trình sử dụng.
Ghi nhớ những nguyên tắc giúp bạn có một thiết kế nội thất phòng bếp hoàn hảo, lý tưởng và tiện nghi khi sử dụng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Wedo nếu cần hỗ trợ về phong thủy khi trang trí nội thất cho căn hộ, đặc biệt là phòng bếp trong gia đình nhé.