Một trong những không gian quan trọng được nhiều người vợ, người mẹ quan tâm trong gia đình chính là nhà bếp. Với những mẫu nhà phố thì điều quan trọng được nhiều gia đình quan tâm nhiều nhất chính là thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp sao cho chuẩn phong thuỷ?
Bạn đang đọc: “Bí kíp” thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp quá dễ dàng cho nhiều gia đình
Vốn dĩ không gian sử dụng nhà ống đã nhỏ hẹp về chiều rộng và chiều sâu, do đó việc bố trí không gian sao cho khoa học, có tính thẩm mĩ cao cùng với công năng tối ưu là điều được ưu tiên hàng đầu trong thiết kế.
Nếu muốn có một căn phòng bếp như ý, bạn không nên bỏ qua những nguyên tắc thiết kế cơ bản sau đây:
Contents
- 1 Nguyên tắc thiết kế phòng bếp nhà ống hiện đại
- 1.1 1. Nắm rõ mặt bằng thiết kế không gian của gia đình
- 1.2 2. Áp dụng quy tắc thiết kế trong không gian bếp
- 1.3 3. Kích thước của tủ bếp và phụ kiện cần tuân thủ kích thước chuẩn và lấy chiều cao của người sử dụng làm chuẩn
- 1.4 4. Thiết kế hệ thống hút mùi khoa học
- 1.5 5. Nên lựa chọn mặt bếp bằng đá, kính ốp bếp hoặc đá ốp tường bếp
- 1.6 6. Lựa chọn màu sắc tươi sáng, kiểu dáng đơn giản cho phòng bếp
- 1.7 7. Thiết kế bếp nấu chuẩn phong thuỷ
- 1.8 8. Thiết kế bếp liên thông với phòng khách
- 2 Những mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp hiện đại được yêu thích nhất hiện nay
Nguyên tắc thiết kế phòng bếp nhà ống hiện đại
1. Nắm rõ mặt bằng thiết kế không gian của gia đình
Bạn sẽ không thể sở hữu một không gian nấu ăn khoa học, nếu như bạn không biết được đặc điểm chính mặt bằng của gia đình. Thông thường không gian phải tuân thủ theo không gian thiết kế phần thô trước đó. Nhìn chúng không gian bếp xét về mặt bằng, có thể chia ra làm những loại mặt bằng sau:
+ Bếp kết hợp quầy bar
+ Bếp có bếp bàn đảo
+ Bếp hình chữ U
+ Bếp hình chữ L
+ Bếp thẳng chữ I thông thường
+ Bếp bố trí song song hai bên
Xác định được hình dạng không gian căn phòng, bạn sẽ định hình được kiểu dáng thiết kế, không gian căn phòng bếp của gia đình bạn sẽ có một phối cảnh hoàn hảo.
2. Áp dụng quy tắc thiết kế trong không gian bếp
Quy tắc tam giác trong thiết kế bếp, được tuân thủ theo nguyên tắc thiết kế, với 3 cạnh tam giác khu vực lưu trữ thức ăn – khu vực chế biến – khu vực nấu nướng.
Áp dụng quy tắc tam giác này trong thiết kế bếp, sẽ giúp người nội trợ thoải mái và thuận tiện hơn trong quá trình chế biến thức ăn, dọn dẹp và cất giữ thức ăn trong tuần cho gia đình.
3. Kích thước của tủ bếp và phụ kiện cần tuân thủ kích thước chuẩn và lấy chiều cao của người sử dụng làm chuẩn
Chiều cao tủ đồ, đảo bếp, khoảng cách giữa chậu rửa, bếp nấu cần đảm bảo kích thước tiêu chuẩn về chiều rộng, chiều cao. Tuy nhiên mọi quy chuẩn đều phải xoay quanh chiều cao của người sử dụng, nhằm hạn chế tình trạng phải với quá cao của người sử dụng trong nhà trong quá trình nấu nướng và sinh hoạt.
4. Thiết kế hệ thống hút mùi khoa học
Không gian nhà ống vốn đã nhỏ hẹp và bí bách, cho nên khi thiết kế bếp náu, bạn không thể không thiết kế hệ thống hút mùi. Hệ thống hút mùi nên đặt theo chiều gió, thiết kế hạn chế mùi thức ăn ám vào không gian trong nhà. Hệ thống hút mùi nên thiết kế ngay phía trên bếp nấu, để có thể khử mùi trực tiếp của thức ăn từ bếp nấu.
5. Nên lựa chọn mặt bếp bằng đá, kính ốp bếp hoặc đá ốp tường bếp
Với chất liệu kính hoặc đá, việc lau chùi trong quá trình sử dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Do đó bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc thi công mặt bàn bếp bằng đá tự nhiên, ốp tường bếp bằng đá hoặc kính màu, để vừa tăng hiệu ứng thẩm mí, vừa giúp cho quá trình lau chùi khi sử dụng thuận tiện hơn.
6. Lựa chọn màu sắc tươi sáng, kiểu dáng đơn giản cho phòng bếp
Không gian bếp cần sự thông thoáng, nhỏ gọn và thuận tiện. Do đó khi thiết kế phòng bếp, bạn không nên lựa chọn những gam màu sắc quá tối, tốt nhất nên lựa chọn những màu sắc tươi sáng, thiết kế hài hoà để tạo cảm giác rộng và thoáng hơn cho mẫu nhà phố.
Kiểu dáng bàn ăn cùng hệ tủ nên thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ, nếu không mật độ bố cục nội thất không gian của phòng bếp sẽ trở nên bí bách hơn.
7. Thiết kế bếp nấu chuẩn phong thuỷ
Không nên thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp nhìn thẳng ra cửa chính, điều này hoàn toàn không tốt cho nhà bếp cũng như phòng khách. Không thiết kế bếp nấu đối diện với cửa nhà vệ sinh, sẽ ảnh hưởng dòng vượng khí bẩn vào không gian bếp. Không bố trí bếp nấu ngay cạnh bồn rửa, bởi lửa và nước kỵ nhau.
8. Thiết kế bếp liên thông với phòng khách
Không gian nhà ống hẹp và dài,cho nên bạn có thể thiết kế phòng bếp liên thông với phòng khách, tạo không gian mở, thuận tiện cho việc sử dụng cũng như mở rộng không gian.
Thiết kế phòng khách liên thông với phòng bếp, vừa liên kết giúp không gian không bị bí bách và tạo cảm giác chật hẹp.
Những mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp hiện đại được yêu thích nhất hiện nay
Tìm hiểu thêm: Mẫu biệt thự Tân cổ điển 150m2 4 phòng ngủ
>>>>>Xem thêm: Tư vấn thiết kế nhà vuông 2 tầng nông thôn tại Phúc Yên
Hy vong những mẫu thiết kế phòng bếp hiện đại này sẽ giúp không gian nhà ống của bạn trở nên nổi bật hơn, tiện nghi hơn. Hãy liên hệ với chúng tôi nêu như bạn còn gặp nhiều vướng mắc trong thiết kế phòng bếp nhà ống của gia đình mình nhé.