Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Rate this post

Một trong những không gian lưu giữ những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình, chính là phòng bếp. Nơi giữ lửa, quây quần bên nhau, vậy phải thiết kế làm sao để bếp đẹp và khoa học hơn, đáp ứng tối đa nhu cầu của cuộc sống.

Bạn đang đọc: Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Những nguyên tắc cần tuân thủ để không gian bếp hiện đại và khoa học hơn

Diện tích phòng bếp và vị trí sắp đặt của mỗi gia đình tuy khác nhau, tuy nhiên có những quy chuẩn bắt buộc phải tuân thủ, để đảm bảo tốt nhất cho cuộc sống sinh hoạt thoải mái về sau.

Nguyên tắc 1: độ mở của cánh cửa tối thiếu là 81cm, phần thân cửa rộng từ 25cm đến 60cm, do đó chiều rộng của cửa bếp tối thiểu là 85cm

Nguyên tắc 2: để đảm bảo an toàn cho khu vực quanh cửa ra vào, không nên thiết kế kiểu không gian chồng chéo, nghĩa là không nên thiết kế nhiều cánh cửa chia sẻ một không gian mở

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Nguyên tắc 3: khoảng cách khu vực tam giác bếp tủ lạnh – bếp – bồn rửa phải được thiết kế theo tiêu chuẩn các khoảng cách tủ lạnh – bếp, bếp – bồn rửa, tủ lạnh – bồn rửa không quá 65cm. Khu vực tam giác bếp là được sử dụng nhiều nhất, không gian đi lại nhiều nhất, cho nên khoảng cách giữa 2 thiết bị trên cạnh của tam giác không nên quá 2.7m và cũng không ít hơn 1.2m. Khoảng cách này đảm bảo cho việc thiết kế nội thất tổng thể hài hòa hơn.

Nguyên tắc 4: trung tâm làm việc trong bếp không bị tách biệt, không nên dùng những chiếc tủ cao hay tấm ngăn cách các không gian làm việc trong bếp như khu vực rửa bát với khu vực nấu nướng, khu vực để đồ là cần thiết. Để không gây cản trở cho việc nấu nướng hay chuẩn bị đồ ăn. Các khu vực trong bếp cần được nối liền và thông với nhau.

Nguyên tắc 5: phải đảm bảo không gian di chuyển trong nhà bếp, bằng cách hạn chế để nhiều vật cản trở có kích thước lớn để tránh tai nạn do va quệt trong quá trình sử dụng.

Nguyên tắc 6: chiều rộng của lối đi nhà bếp đẹp nên tối thiểu là 105cm, nếu bếp dành cho một người nội trợ; tối thiểu là 120cm nếu bếp dành cho hai người nội trợ. Không gian sàn tối thiểu là 150cm, đảm bảo cho quá trình di chuyển thuận tiện trong không gian bếp.

Nguyên tắc 7: chiều rộng của lối đi lại trong không gian nhà bếp tối thiểu là 90cm. Nếu các lối đi vuông góc với nhau thì chiều rộng của nó ít nhất là 105cm.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Nguyên tắc 8: phải giải phóng mặt bằng khu vực ăn uống, nấu nướng. Nếu đằng sau ghế ngồi không có lối đi, chỉ để khoảng trống cho thoáng, thì chỉ cần khoảng 80cm, tính từ chân bàn đến chân tường. Nếu đằng sau ghế ngồi không phải là lối đi thường xuyên thì khoảng trống này là 90cm, sẽ thoải mái và hợp lý hơn.

Nguyên tắc 9: không gian đặt bàn ăn, chỗ ngồi trong bếp tính theo đầu người, thường là tính vào diện tích bàn ăn, mỗi người nên được dành tối thiểu chiều rộng là 60cm.

Nếu bàn cao 75cm, chiều sâu tối thiểu phù hợp để chân co duỗi thoải mái là 45cm

Nếu bàn cao 90cm, chiều sâu tối thiểu phù hợp để chân co duỗi thoải mái là 40cm

Nếu bàn cao 105cm, chiều sâu tối thiểu phù hợp để chân co duỗi thoải mái là 30cm

Nguyên tắc 10: khi thiết kế bếp nếu bếp chỉ có 1 bồn rửa, nó phải được đặt liền kề hoặc nối thẳng đến khu vực đặt bếp nấu và tủ lạnh. Kích thước tối thiểu được đề xuất để đặt bồn rửa là 90cm x 65cm x 20cm.

Nguyên tắc 11: Khoảng rộng ở khu vực bồn rửa bát bao gồm khu vực đặt bồn rửa, khu vực sê chế đồ nấu, khu vực để đồ đã sơ chế. Khu vực sơ chế đồ nấu có chiều rộng ít nhất là 45cm, khu vực để đồ đã sơ chế có chiều rộng ít nhất là 60cm.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Nguyên tắc 12: khu vực chế biến đồ ăn nên rộng 90cm x sâu 60cm, đặt ngay cạnh bồn rửa. Chiều rộng của khu vực này tối thiểu là 75cm và một khoảng trống thoải mái trong quá trình sơ chế đồ ăn.

Nguyên tắc 13: vị trí đặt máy rửa bát không nên cách quá xa bồn rửa bát, khoảng cách tối đa này là 90cm, đảm bảo sự cân đối cho mẫu bếp đẹp.

Nguyên tắc 14: Thùng rác sẽ tiện lợi hơn khi được thiết kế gắn vào cánh tủ, hoặc ô tủ đựng thùng rác nên có ít nhất 2 ô nhỏ để hai thùng rác khác nhau

Nguyên tắc 15: bồn rửa bát phụ thường được đặt riêng biệt trong bếp, không nối liền với bất kỳ thiết bị nào, nên chừa khoảng cách từ mép ngoài cùng bàn đặt bồn rửa đến cạnh ngoài của bồn rửa ít nhất là 7cm. Khoảng cách phía còn lại là 45cm, toàn bộ mặt khu vực đặt bồn rửa cao bằng nhau.

Nguyên tắc 16: khoảng trống giữa tủ lạng với các vật dụng khác trong bếp là 38cm, kích thước tủ lạnh này đều dùng chung cho tủ lạnh 1 cánh và 2 cánh. Khoảng trống để trước tủ lạnh là 75cm x 120cm. Phần không gian này song song với tủ lạnh, với đường trung tâm của sàn, khoảng cách từ đường trung tâm này đến cạnh chân đầu tiên của thiết bị đối điện tử tối đa là 120cm.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Nguyên tắc 17: khu vực đặt bếp nấu, nên để trống phần không gian 2 bên cạnh bếp, tối đa là 30cm và 38cm. Nếu thiết kế bếp theo dạng đảo hoặc bán đảo nên để khoáng trống đằng sau của mặt bếp là 25cm. Chiều cao tối đa của khu vực đặt bếp nấu là 86cm, cần phải để khoảng trống phù hợp với độ sâu, khu vực dưới bếp nấu để người nấu đứng thoải mái khi nấu.

Nguyên tắc 18: không gian phía trên bếp nấu thì khoảng cách từ mặt bếp nấu lên mặt dưới máy hút mùi hoặc vật dụng khác, bề mặt tường trần là 60cm, để đảm bảo không xảy ra cháy nổ, bắt lửa. Khoảng trống phía trên mặt bếp nấu tối thiểu là 75cm để tránh cháy nổ, bắt lửa khi nấu. Nếu đặt lò vi sóng ở phía trên của bếp nếu cần, cần phải thiết kế, lắp đặt theo thông số kỹ thuật riêng.

Nguyên tắc 19: Hệ thống thông gió cho khu vực bếp nấu

Muốn có không gian bếp nấu thông thoáng, nên tuân thủ chính xác từ kích thước các thiết bị bên trong đến khoảng trống giữa các thiết bị này. Tốc độ thông khí tối thiểu là 150 khối khí/ phút.

Nguyên tắc 20: không nên đặt bếp dưới cửa sổ hoặc quá gần cửa sổ. Cửa hoặc cửa sổ trên hoặc gần bếp nấu không nên làm bằng vật liệu dễ cháy nổ, nên có bình chữa cháy trong bếp và đặt cạnh lối đi, nơi dễ lấy. Nơi đặt bình chữa cháy phải treo cao so với sàn từ 38cm đến 120cm.

Nguyên tắc 21: vị trí đặt lò vi sóng có ý nghĩa quan trọng, nên xác định vị trí lò vi sóng sau khi xem xét chiều cao cũng như khả năng của người sử dụng. Vị trí đặt lò vi sóng lý tưởng là thấp hơn vai người dùng 7cm và không cao hơn 140cm so với sàn nhà. Nếu lò vi sóng đặt ở phía dưới, gần sàn nhà thì nên cách sàn nhà ít nhất 38cm.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Nguyên tắc 22: nên đặt lò vi sóng có khoảng trống phía trên, dưới cạnh lò vi sóng là 38cm, tùy thiết kế của tủ để lò vi sóng, vị trí đặt lò vi sóng. Thông thường lò vi sóng có thể đặt trong ngăn tủ, có cánh đóng hoặc trong ngăn tủ không có cách đóng hoặc trên nóc tủ không có cánh như trong hình.

Nguyên tắc 23: vớ vị trí đặt lò nướng, khoảng trống 2 bên lò nướng ít nhất là 38cm, nhưng không quá 120cm. Khoảng trống 32 bên lò tối thiếu là 68cm, chia đều cho 2 bên.

Nguyên tắc 24: Khoảng cách giữa 2 thiết bị nhà bếp nên tính bằng tổng khoảng cách yêu cầu cho khoảng trống cạnh 1 thiết bị cộng thêm 30cm. Nếu như đặt tủ lạnh và bếp gần nhau thì khoảng cách trống nên là 68cm.

Nguyên tắc 25: về việc thiết kế mặt bàn bếp đẹp, tổng chiều dài của mặt bàn bếp phục vụ cho việc nấu ăn trong bếp là 400cm, chiều sâu là 60cm.

Nguyên tắc 26: Góc bàn bếp, nên để các góc của bàn bếp tròn thay vì nhọn. Góc có thể được cắt bớt thành vát hoặc tròng phi lê, bán kính lớn nhất thường dùng cho góc bàn là 5cm.

Nguyên tắc 27: tủ đựng đồ trong bếp tổng mặt tiền của các tủ này nên là 3550cm với căn bếp nhỏ, 4300cm với căn bếp có diện tích trung bình, 5100cm với căn bếp có diện tích lớn. Mặt sàn của các tủ đựng đồ bếp nên cách mặt sàn từ 38cm đến 120cm. Mặt tiền và ngăn kép tủ bếp được xác định bằng kích thước cả tủ, cộng cả chiều sâu. Công thức tính là chiều rộng tủ x số lượng giá / tủ x chiều sâu cảu tủ = mặt tiền của tủ/ kệ. Tủ để đồ nên cao ít nhất là 215cm.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Nguyên tắc 28: Ngăn chưa đồ dưới bồn rửa bát, kích thước của tủ đồ này nên là 182cm. Khoảng cách từ mặt sàn đến tủ đồ này nên giao động từ 38cm đến 48cm.

Nguyên tắc 29: thiết kế góc liên hoàn vào góc bếp, mỗi góc bếp đều có chức năng riêng, phần tủ dưới chân cũng vậy. Nhiều tủ bếp không có góc tủ, khi đó không thể áp dựng quy tắc này.

Nguyên tắc 30: bảng ổ điện nên để ở vị trí thuận tiện cho quá trình sử dụng phục vụ cho việc nấu nướng. Bảng ổ điện nên đặt ở vị trí cách sàn bếp ừ 38cm đến 112cm.

Nguyên tắc 31: hệ thống đèn chiếu sáng cho bếp. Ngoài ánh sáng chung cho toàn bộ không gian bếp thì mỗi khu vực nhỏ nên được thiết kế hệ thống chiếu sáng riêng để phù hợp với đặc thù hoạt động tại đó. Cửa sổ, cửa ra vào, chiếm 8% diện tích bếp, ánh sáng từ nhiều nguồn, nhiều biểu thị và có thể điều chỉnh.

Trên đây là 31 nguyên tắc thiết kế bếp đẹp quan trọng, đầy đủ và chi tiết các hạng mục, giúp bạn có thể sở hữu được không gian sinh hoạt khoa học.

Ứng dụng nguyên tắc thiết kế này, bộ sưu tập những mẫu thiết kế bếp đẹp được kiến trúc sư chúng tôi triển khai nhanh chóng, đáp ứng thị hiệu của khách hàng.

Giới thiệu những mẫu bếp đẹp, thiết kế hiện đại nhất hiện nay

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Mẫu bếp đẹp hiện đại được thiết kế đơn giản, đảo bếp với mặt đá tự nhiên được đặt ở trung tâm và hệ thống đèn thả trang trí tạo đường thẳng liên kết trung tâm. Với gỗ tự nhiên màu nâu gụ, tương đồng cùng với nội thất sáng màu và sơn tường màu trắng, đứng trước không gian bếp này, sự thông thoáng và tiện lợi là điều dễ hiểu.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Với những căn bếp có diện tích nhỏ, kiểu bếp hình chữ L, sử dụng màu sơn và nội thất trắng sẽ giúp ăn gian diện tích một cách hoàn hảo. Sự xuất hiện của hệ kệ tủ treo tường ngang phía trên tạo điểm nhấn và tận dụng không gian tối đa.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Mẫu kiểu tủ chữ L cùng với thiết kế cửa tủ cánh lớn, chia nhiều ngăn và mặt bếp bằng nhựa giả gỗ, tay cầm ngang khối inox nhỏ cạnh góc, nội thất màu trắng tạo nên sự cân đối và hài hòa. Bếp thiết kế hoàn toàn trơn không họa tiết, việc này tưởng chừng đơn giản nhưng mang đến cái nhìn phối cảnh tổng thể chung cho không gian căn phòng.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Kết hợp đá tự nhiên sáng màu, gỗ công nghiệp chống ẩm mốc và mặt kính cường lực, không gian căn bếp này thích hợp cho những người trẻ hiện đại, yêu thích sự đơn giản nhưng tinh tế và sang trọng. Nội thất được bố trí cơ bản theo một cách khoa học, tuân thủ nguyên tắc, đảm bảo sự thuận tiện cho việc sinh hoạt.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Tủ dưới thiết kế chữ L, tủ trên kiểu đường thắng, khoảng góc chữ L được thiết kế theo khối ô cửa sổ của ban công nên thoáng rộng và đón nhận được nhiều ánh nắng tự nhiên. Nội thất sáng màu và hệ kiểu chữ L, cùng với nội thất được bố trí khoa học, đảm bảo không gian sử dụng được tối ưu hóa.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Diện tích nhỏ, chi phí đầu tư hạn chế, thì mẫu bếp đẹp này chính là một trong những gợi ý hay dành cho những cặp đôi trẻ. Mẫu tủ bếp chữ L nhỏ xinh, tận dụng góc tường với màu xanh pastel nhã nhặn, bộ bàn ăn nhỏ nhắn, những chiếc ghế chân gỗ bọc nỉ và khối bàn tròn nhã nhặn, đặt bên chiếc cửa sổ, mang đến một góc ấm cúng và yên bình cho ngôi nhà.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Bạn nghĩ sao về mẫu bếp hiện đại và đẹp mắt này? Sự kết hợp tinh tế và khéo léo với các gam màu như giấy dán tường màu xanh lá cây đậm, kiểu tủ bếp hình chữ l với mặt bàn bếp chất liệu gỗ đã được xử lý để tránh ẩm mốc và bền đẹp trong quá trình sử dụng lâu dài. Điều này được xem là hướng đi mới, đem đến những phối cảnh tổng quan khá đẹp mắt và mới mẻ. Điều này đảm bảo cho tiến độ thi công nội thất chuẩn và khoa học hơn.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Đứng trước mẫu bếp đẹp này, con tim không tránh khỏi xốn xang và lưu luyến. Gam màu xanh dương pha chút tím nhẹ nhàng, chiếc bàn ăn đơn giản tạo điểm nhấn với sự kết nối của hai chiếc ghế tựa chân gỗ và chiếc ghế sofa nhẹ nhàng. Sàn nhà lát gạch khối lục giác, màu ghi xám và nội thất nhỏ xinh thông minh manh đến cái nhìn tổng quát cho không gian của căn bếp.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Nếu như bạn thích phong cách nội thất Bắc Âu, thì mẫu bếp này được xem là một gợi ý tuyệt vời. Chú trọng đến tính năng sử dụng của không gian hơn là tập trung phô diễn nét đẹp riêng của đồ đạc nội thất. Sàn gỗ sáng màu cùng với tông màu ghi xám sáng của hệ tủ bếp hình chữ L và bộ bàn ăn đơn giản giúp căn phong trở nên ấm cúng hơn.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Sử dụng kết hợp tủ cao sát trần và hệ đèn chiếu sáng ở khối trần tủ, cùng với kiểu tủ bếp chữ L hiện đại, thiết kế ngăn kéo thông minh, tích hợp nhiều ngăn kéo tạo điểm nhấn cho không gian. Đứng trước mẫu phòng bếp này, không gian ấm cúng, sung túc là những gì đã và đang hiện hữu trước mặt.

Tìm hiểu thêm: Hô biến tủ gầm cầu thang nhà ống đẹp tiện ích bạn nên thực hiện ngay

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Màu sắc lạ mắt, kiểu dáng nội thất hiện đại và tươi mới tạo nên sức sống cho mẫu phòng bếp này. Sử dụng đồng tông màu nội thất, họa tiết trang trí thông minh cùng với thiết kế cắt giữa ngăn bếp, tạo nên khoảng sáng, vừa tận dụng không gian trang trí, vừa có thể giúp căn phòng tạo thêm điểm nhấn mới mẻ hơn cho căn bếp.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Căn bếp này thiết kế có phần kín đáo hơn những mẫu bếp thường thấy, tuy nhiên ưu điểm của nó chính là tiết kiệm diện tích một cách tối đa. Điểm nhấn chính là thiết kế tủ lạnh đồng màu và lắp ghép hoàn hảo vào tủ bếp, tạo khối hình chữ L, thuận tiện cho việc sử dụng và di chuyển trong nhà.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Sử dụng giấy dán tường, với họa tiết chìm tối màu, hệ thống hút mùi được lắp đặt khoa học. Tủ bếp được ngăn chia nhiều ngăn, với sự phân bố đồng đều chức năng sử dụng. Kiểu thiết kế đơn giản với tay cầm inox tạo nên sự sang trọng và ấm cúng. Bộ bàn ăn hiện đại chân gỗ, cây xanh tiểu cảnh nhỏ giúp lưu giữ điểm nhấn cho mẫu bếp đẹp.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Kết hợp hai tông màu chính là màu trắng và màu xanh cốm,  tay cầm tủ màu nâu đen, cùng với trần thạch cao phẳng và hệ thống đèn chiếu sáng giúp phân bổ đồng đều tổng thể chung cho căn phòng. Với những mẫu chung cư, căn phòng bếp này hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình có 4 đến 5 thành viên.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Với kiểu thiết kế mở như thế này, hệ kiểu tủ bếp chữ L hiện đại, với sự phối màu xanh nõn chuối và màu đen, ngăn chia các ngăn sử dụng khoa học và bộ bàn ăn độc đáo, tạo nên một tổng thể thống nhất chung cho toàn bộ không gian của căn phòng chung cư.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Thiết kế bếp theo kiểu Bắc Âu hiện đại, hệ tủ thẳng chạy cao sát tường, ngăn chia các ngăn và phân ô khoa học. Bộ bàn ăn gỗ chạy dài theo hình chữ nhật dành cho gia đình đông thành viên. Chiếc đèn chiếu sáng với bộ 3 màu, 3 kích thước, tạo nên sự ăn nhập. Đảo bếp ở chính giữa là sự kết nối các không gian trung tâm trong bếp

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Gam màu xám sáng và màu trắng, cùng với họa tiết thiết kế đơn giản, hình khối phẳng và khối hình vuông, tạo nên sức hút và điểm nhấn chung cho toàn bộ không gian căn phòng. Nhìn tổng thể, mẫu thiết kế chiếm chọn cảm tình của khách hàng, cho dù đó là khách hàng khó tính nhất.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Sức sống và sự khơi gợi từ những màu sáng có sức ảnh hưởng lớn cho không gian. Phòng bếp trở nên ấm cúng, bố trí khoa học trên nền nhà màu nâu sáng, tạo một bố cục hoàn hảo. Chiếc đèn lồng giúp trung hòa không gian căn phòng, một sức sống nhẹ nhàng, không gian ấm cúng cho những bữa cơm ngon của gia đình.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Kiểu chữ bếp hình chữ L vẫn là lựa chọn số 1 cho những gia đình có sự khiêm tốn về diện tích sử dụng. Màu trắng mang đến nét đẹp tinh khiết, nhẹ nhàng và trong sáng, cùng với sự phân chia nội thất đúng chuẩn mang đến một phối cảnh tổng thể chung hoàn hảo cho những căn hộ chung cư.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Một sự cách tân khá lớn, chiếc bàn ăn đơn giản về kiểu dáng và những chiếc ghế tròn chân cao, thiết kế tủ bếp hình chữ I, họa tiết đèn trang trí hiện đại kéo thả phía trên, tạo nên một tổng thể chung khá mới mẻ và cuốn hút cho căn phòng. Sàn nhà sáng màu cùng với mảng tường sáng tạo, bạn nghĩ sao về không gian ấm cúng này.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Một sự tương phản về màu sắc từ sàn nhà cho đến hệ tủ bếp chữ I. Tuy nhiên kiến trúc sư đã tạo nên sự cân đối và hài hòa cho không gian tổng thể chung. Tủ bếp cao sát trần, ngăn chia và tích hợp ngăn khoa học, với sức chứa lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Một bố cục cho mẫu bếp đẹp hoàn hảo. Đơn giản trong thiết kế, hoàn toàn không có sự dư thừa trong chi tiết, màu sắc nhã nhặn, phối hợp ăn ý với tổng thể chung của không gian căn phòng. Hệ thống đèn thanh ray chạy dọc, cùng với tường phẳng thạch cao và hệ thống đèn led chiếu sáng chung, mang đến sự nhã nhặn cho phòng bếp thiết kế liền với phòng khách.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Mặt bếp hoàn toàn là đá hoa cương, vân mây, hệ thống đèn chiếu sáng chi tiết và cách điệu, mang đến sức hút ngay sau khi nhìn cho căn phòng chung cư này. Kiểu bếp chữ L, tủ bếp cao sát trần, sử dụng nội thất tông trắng, giúp căn phòng ăn gian diện tích hơn rất nhiều.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Sự bứt phá của những ý tưởng sáng tạo chính là sự phá cách. Dám sáng tạo và dám thử. Kiến trúc sư đã không ngại ngần thể hiện ý tưởng thiết kế của mình, khi đem màu vàng chanh, với thiết kế đơn giản cho bộ bàn ăn thanh lịch và sang trọng. Đèn trùm theo khối hình tròn, tủ bế thiết kế hệ chữ L với sự phối kết hợp màu đen và màu ghi xám sáng, mang đến cái nhìn bố cục hài hòa cho tổng thể chung.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

Sử dụng gỗ làm chất liệu chính để thiết kế và thi công. Căn phòng bếp này trở nên ấm cúng và sang trọn hơn. Một sự phá cách thể hiện rõ nét, tuy nhiên phải có biện pháp xử lý chống ngấm nước và chống ẩm với gỗ để đảm bảo tuổi thọ sử dụng cho công trình.

Bếp đẹp và khoa học hơn với 31 nguyên tắc thiết kế

>>>>>Xem thêm: Không gian sống thoải mái trong 5 mẫu nhà 2 tầng mặt tiền 8m hiện đại

Gỗ công nghiệp hiện được sử dụng nhiều trong nội thất, mặt bếp được thiết kế phủ Acrylic trắng, sáng bóng, giúp trung hòa màu sắc và hình khối tổng thể cho căn phòng bếp. Không gian tuy nhỏ, nhưng sự sắp xếp khoa học và bố cục thông minh, giúp kiến tạo một không gian sử dụng chẳng những đảm bảo tiện tích mà còn tối ưu hóa diện tích thiết kế và chi phí đầu tư.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *