Căn bếp được xem là nơi giữ lửa, là nơi yên vui, sum họp ấm cúng của cả gia đình. Đối với mỗi thiết kế nhà đẹp, nếu như phòng khách thể hiện sự đầu tư và khả năng kinh tế của gia chủ thì phòng bếp lại là nơi thể hiện cuộc sống và sự hạnh phúc của cả gia đình. Người xưa từng có câu, muốn biết người phụ nữ như thế nào, hãy nhìn vào căn bếp của họ. Chính vì điều đó, việc thiết kế bếp đẹp luôn được các gia chủ quan tâm rất nhiều.
Bạn đang đọc: Bí kíp thiết kế nội thất phòng bếp đẹp đến điên đảo
Contents
Những điều cần lưu ý để thiết kế một căn bếp đẹp
Lưu ý khi thiết kế
Căn bếp phải phù hợp với nhu cầu của bạn. Bố trí căn bếp tùy vào kích thước, hình dáng, vị trí của cửa sổ và cửa chính. Hầu hết, các căn bếp được chia thành 4 loại mẫu căn bản: đường đơn, đường đôi, hình chữ L và hình chữ U. Bằng cách kết hợp với tủ bếp, bạn dễ dàng bố trí căn bếp phù hợp với lối sống của mình.
Khi thiết kế phòng bếp, bạn cần biết quy tắc tam giác giữa tủ lạnh, bếp và chậu rửa. Để hiệu quả tối đa, tam giác không được quá hẹp, cũng không được quá xa. Mỗi cạnh tam giác không được thấp hơn 3,6m và không dài hơn 7m.
Nếu bạn thiết kế căn bếp kết hợp với phòng ăn, cần nhớ tạo lối đến bàn ăn rộng rãi để dễ dàng đi lại khi nấu nướng và ăn uống.
Ngoài ra, bạn cũng cần xác định rõ chi tiết nào trong bếp có thể dùng nhiều nhất, để bố trí những thiết bị và vật dụng xung quanh. Dùng nhiều nhất có thể là “tam giác” chậu rửa, bếp và tủ lạnh, hoặc có thể thêm một điểm nữa là bàn ăn. Nên đặt bàn ăn và bếp ở gần nhau để không phải mang nồi chảo nóng đi một quãng đường dài.
Hệ thống chiếu sáng
Khi thiết kế bếp đẹp, bạn cũng cần nghĩ đến hệ thống đèn trong căn bếp. Ví dụ, bạn cần xem xét ánh sáng chiếu trực tiếp lên mặt bếp hoặc chỉ cần ánh sáng tổng thể. Ngày nay, có rất nhiều tùy chọn đèn như đèn trần, đèn hắt tường, đèn hắt trần, đèn chiếu trực tiếp, đèn trang trí… Ngoài ra, bạn cũng cần suy nghĩ đến tông màu của đèn để có cảm giác thoải mái.
Phong cách phòng bếp
Dù cho bạn chọn nội thất màu bóng hay màu nhám, màu tươi hay màu trung tính, dù theo phong cách nào cũng nên thể hiện cá tính của chủ nhân trong không gian phòng bếp.
Hệ thống bếp nấu
Điều quan trọng nhất trong thiết kế nội thất phòng bếp đó là hệ thống bếp nấu trong không gian bếp. Vì thế khi bạn lựa chọn bếp gas , bếp hồng ngoại hay bếp từ điều phải chú ý đến sự phù hợp với tính năng sử dụng và không gian của gian bếp nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Thiết bị gia dụng
Việc bố trí các thiết bị gia dùng trong không gian bếp đẹp cũng rất cần thiết để khi sử dụng bạn luôn cảm thấy thuận tiện nhất. Để có được tiện dùng đó bạn cần lưu ý một số điều như ví trí lò bếp cần cách chậu rửa ít nhất là 600mm, khoảng cách giữa hai bếp ít nhất là 300 mm để tay cầm không đụng nhau. Bạn cũng không nên bố trí lò bếp gần cửa mở vào hoặc dưới cửa sổ hoặc gần những vật dụng lớn và nên đặt máy rửa chén gần chậu rửa để tiện dùng.
Tủ chén và chậu rửa
Hãy luôn chắc rằng tủ chén bát và cửa chạn dễ mở và tiếp cận, đặc biệt khi bố trí ở trong góc bếp. Bạn cũng cần lưu ý đến chiều cao cửa sổ để đồ đạc khớp với không gian bên dưới cửa sổ. Nếu có thể, hãy đặt chậu rửa nằm dưới cửa sổ để có ánh sáng. Cũng đừng quên kiểm tra các vật liệu tường để đảm bảo mua tủ chén gắn tường phù hợp.
Thông gió và thiết bị
Một căn bếp đẹp là một căn bếp thông thoáng, vì vậy, bạn cần phải bố trí máy hút mùi ở trên tường bên ngoài và cao hơn mặt bếp ít nhất là 750mm. Hãy đánh dấu nơi bạn muốn đặt bình cứu hỏa hoặc ổ điện trong bếp. Nên nhớ là ổ điện nên cao hơn mặt bếp ít nhất 150 mm. Đừng chắn đường thoát khí nếu bạn dùng bếp gas.
Những cách bố trí phòng bếp đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay
Với diện tích thiết kế bếp cụ thể, được tính toán dựa trên những yếu tố khách quan và chủ quan, chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn được mẫu phòng bếp đẹp và chuẩn về mặt phong thuỷ cho gia đình mình.
Dù không gian phòng bếp của bạn rộng lớn hay chật hẹp, thì có thể quy về 3 quy tác bố trí và thiết kế nội thất như sau:
Bố trí theo quy tắc hình chữ U
Với quy tắc này, thiết kế bếp, chậu rửa và tủ lạnh sẽ tạo thành hình chữ U, nói khách khác mối quan hệ giữa không gian lưu trữ thức ăn, khu vệ sinh và khu bếp nấu sẽ liên kế theo dạng chữ U.
Do đó, tủ bếp trên và tủ bếp dưới sẽ bố trí dạng chữ U. Với thiết kế này thì không gian căn bếp của bạn sẽ có nhiều diện tích để chứa đồ, tuy nhiên nếu như diện tích phòng bếp của gia đình bạn không quá rộng thì cũng không nên lựa chọn kiểu hính khối này để thiết kế bếp nhé.
Bố trí theo quy tắc hình chữ L
Quy tắc chữ L sắp xếp và bố trí các không gian chức năng, tủ bếp trên, tủ bếp dưới và mặt bếp theo hình chữ L. Thiết kế này có thể tận dụng cho những không gian bếp có góc chết, giúp mở rộng, tiết kiệm không gian theo cách khoa học, hiện đại và tinh tế nhất có thể.
Tìm hiểu thêm: Phong cách Địa Trung Hải mang làn gió biển vào kiến trúc – nội thất
Khoảng không chữ L trong không gian bếp sẽ là không giản rộng cho bà nội trợ thoải mái chế biến và di chuyển. Cũng có thể sáng tạo thêm đảo bếp ở trung tâm chữ L để tạo điểm nhấn độc đáo cho phòng ăn thêm ấm cũng và tiện nghi.
Bố trí theo quy tắc hình chữ I
Thiết kế bếp đẹp chữ I vô cùng thích hợp cho những căn bếp có diện tích nhỏ khiêm tốn, có thể thiết kế dạng chữ I chạy dài hoặc chữ I song song, phân chia chức năng đều về hai hướng và hai đầu. Cách bố trí này hiện được nhiều gia đình ứng dụng, bởi chúng có tính liên kế cao về không gian chung trong tổng thể không gian sử dụng.
>>>>>Xem thêm: 10 ý tưởng độc đáo cho thiết kế nội thất phòng khách chung cư
Không gian bếp có ảnh hưởng quan trọng tới tiến độ chế biến các món ăn, giảm tải áp lực công việc cho bà nội trợ, do đó bạn không nên xem thường không gian này hoặc thiết kế qua loa và tuỳ tiện. Hãy cùng tham khảo những lưu ý và các mẫu phòng bếp đẹp, hiện đại mà Wedo chia sẻ trên đây, để hoàn thiện những ý tưởng thiết kế của mình nhé