Giếng trời được xem là một trong những yếu tố giúp lấy sáng, đón thoáng và tăng hiệu ứng thẩm mĩ cho những không gian nhỏ. Vậy giếng trời là gì? Làm sao để có thể thiết kế được giếng trời đón được dòng sinh khí tốt nhất cho ngôi nhà?
Bạn đang đọc: Bí quyết thiết kế giếng trời chuẩn theo cách của kiến trúc sư
MỤC LỤC
- 1 Giếng trời được định nghĩa như thế nào?
- 2 Lý do giếng trời được nhiều công trình nhà
phố sử dụng- 2.1 1. Lấy sáng
- 2.2 2. Lưu thông gió
- 2.3 3. Tiết kiệm điện
- 2.4 4. Thẩm mĩ cao
- 3 Cấu tạo
của giếng trời- 3.1 1. Đáy
giếng - 3.2 2. Thân giếng
- 3.3 3. Đỉnh giếng
- 3.1 1. Đáy
- 4 Một số hạn chế khi thiết kế giếng trời
- 4.1 1. Khuếch tán và khuếch đại âm thanh cao
- 4.2 2. Khó thoát nước nếu không có cách xử lý tốt
- 4.3 3. Tác động không tốt đến tuổi thọ của nội thất và
thiết bị trong nhà - 4.4 4. Dễ gây ra hiểm họa
- 5 Thiết kế giếng
trời như thế nào- 5.1 1. Xác định các thông số liên quan
- 5.1.1 1.1. Vị trí
- 5.1.2 1.2. Kích thước
- 5.2 2. Kinh nghiệm xây giếng trời đơn giản
- 5.1 1. Xác định các thông số liên quan
Contents
Giếng trời được định nghĩa như thế nào?
Giếng trời là một khoảng không gian được
thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ tầng một đến mái của nhà ở hoặc tòa
nhà cao tầng. Giếng trời ngoài giá trị thẩm mĩ, đón thoáng, nó còn mang tính
phong thủy. Giếng trời không nhất thiết phải xuất hiện ở bất cứ công trình nào,
những công trình hay sử dụng giếng trời đa số là những công trình có diện tích
nhỏ, không có sân vườn. Thường sử dụng giải pháp giếng trời để tạo không gian.
Ứng dụng giếng trời được những mẫu nhà
phố, biệt thự nhỏ ưa thích. Nhiều tòa nhà văn phòng sử dụng giếng trời để lưu
thông không gian cho các tầng. Đồng thời tận dụng khoảng không gian này để
thiết kế môi trường xanh cho tòa nhà cao tầng.
Lý do giếng trời được nhiều công trình nhà
phố sử dụng
Giếng trời được xem là giải pháp kỹ thuật
trong tổng thể phối cảnh, kết cấu. Đồng thời được xem là giải pháp nghệ thuật
trong tổng thể nội thất của ngôi nhà. Giếng trời được xem là giải pháp của
không gian hiện đại, diện tích xây dựng có hạn, những ngôi nhà cao tầng san sát
nhau, giếng trời xuất hiện như một vị cứu tinh đem đến sự sống và ánh sáng cho
không gian trong nhà. Những mĩ từ dành cho công dụng của giếng trời có thể đếm
nhanh như hứng sáng, đón gió, trao đổi khí bên trong và bên ngoài, bên trên và
bên dưới.
1. Lấy sáng
Với những mẫu nhà phố, khi mà mặt tiền
nhỏ, chiều sâu dài, tạo nên một khối hình hộp chữ nhật chật chội. Nhu cầu xây
dựng những mẫu nhà cao tầng để tận dụng và mở rộng không gian sử dụng, luôn đi
cùng với thiết kế giếng trời. Giếng trời với phương thẳng đứng, không gian
trống kết nối tầng 1 đến tầng mái, sẽ là không gian trung tâm đón nhận ánh sáng
và gió, lưu thông đồng đều cho các không gian trong nhà. Khi mà những dãy nhà
cao tầng mọc lên san sát sau, sự ngột ngạt và bí bách, chật chội và khó chịu,
khiến cuộc sống của con người trở nên không thoải mái. Giải pháp giếng trời
xuất hiện, mở ra một dòng sinh khí mới, tạo cảm hứng hiện đại cho những mẫu nhà
ống.
Giếng trời là một giải pháp kỹ thuật tối
ưu nhằm cung cấp ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà bằng quá trình chiếu sáng từ
phần mái giếng trời xuống chân giếng trời giúp ánh sáng lan tỏa toàn bộ không
gian nội thất. Theo phong thủy, ánh sáng tự nhiên là nguồn sinh khí giúp duy
trì sức khỏe sức sống cho con người vì thế ánh sáng là một yếu tố không thể
thiếu trong ngôi nhà.
2. Lưu thông gió
Lấy gió tự nhiên cũng là một trong những chức năng quan trọng của giếng trời, theo đó, giếng trời giúp quá trình lưu thông trao đổi không khí môi trường bên trong và bên ngoài ngôi nhà diễn ra đều đặn, giúp ngôi nhà thoáng mát hơn, trong lành và dễ chịu hơn. Không gian chật thêm kiến trúc cao tầng, nếu không có gió lưu thông thì sự ngột ngạc không thể tránh khỏi. Giếng trời với chức năng và cách thiết kế thông tầng của mình, đem đến luồng gió mát, phân bổ đồng đều cho các phòng chức năng bên trong. Kết nối không gian bên trong và bên ngoài thống nhất. Vào mùa hè, không phải dĩ nhiên mà những công trình có thiết kế giếng trời luôn đón nhận được sự mát mẻ và thông thoáng.
3. Tiết kiệm điện
Hệ thống điện năng trong ngôi nhà, suy cho
cùng có chức năng chính là phát sáng và làm mát. Hai chức năng này, cơ bản có
thừa trong giếng trời. Do đó nếu có thiết kế giếng trời khoa học, bạn hoàn toàn
có thể tiết kiệm được điện năng cho việc chiếu sáng và làm mát không gian ngôi
nhà của gia đình. Điều này đã được chứng minh và công nhận trọng thực tế, nhất
là những mẫu thiết kế nhà ống.
4. Thẩm mĩ cao
Giá trị của ngôi nhà ngoài công năng sử dụng nó còn phụ thuộc vào tính thẩm mĩ không gian. Tính thẩm mĩ là sự tổng hòa của nhiều yếu tố như mặt tiền, kiến trúc, thiết kế nội thất phải có sự hài hòa. Giếng trời là một góc nhỏ, đó sáng và gió, tuy nhiên có có thể góp phần kiến tạp nên những nét đẹp thẩm mĩ riêng của ngôi nhà.
Từ thực tế đó mới xuất hiện những không
gian tiểu cảnh, hòn non bộ ở trong nhà, những khu vườn tràn ngập hương sắc ở
trên tầng mái.
Những mẫu nhà phố luôn tận dụng tốt khoảng không gian thiết kế giếng trời để tôn lên những nét đẹp tinh tế và hài hòa cho ngôi nhà của mình.
Giếng trời có nhiều ưu điểm, mỗi ưu điểm
là một giải pháp hoàn hảo cho tổng thể không gian. Do đó việc thiết kế giếng
trời dần trở nên phổ biến và được xem là giải pháp khoa học cho những không
gian nhỏ.
Tuy nhiên trước khi lựa chọn thiết kế
giếng trời, bạn đã hiểu rõ về cấu tạo của nó.
Cấu tạo
của giếng trời
Giếng trời
được tạo thành từ 3 bộ phận chính là đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng.
1. Đáy
giếng
Tìm hiểu thêm: 20 mẫu phòng khách chung cư phong cách Bắc Âu cực chất hot nhất 2024
Được đặt ở
tầng thấp nhất của ngôi nhà, thường là tầng 1. Vị trí này thường được thiết kế
gần với phòng khách hoặc phòng ăn, tạo ra hệ thống không gian đối lưu tốt hơn,
lưu thông không khí và ánh sáng cho toàn bộ không gian phía trong.
2. Thân giếng
Thâm giếng trời kéo dài theo chiều cao của ngôi nhà.
Nó là không gian thông nối từ tầng cao nhất cho đến tầng thấp nhất. Từ đó ánh
sáng và không khí mới có thể lưu thông đồng đều và xuống tới tận không gian
thấp nhất của ngôi nhà.
3. Đỉnh giếng
Phần cao nhất của ngôi nhà chính là đỉnh giếng trời.
Thường được cấu tạo từ hệ khung mái sắt hoặc bê tông và phần che mái có thể là
kính hoặc ngói, thiết kế dạng kín hoặc mở. Việc lựa chọn thiết kế và vật liệu ở
đỉnh giếng trời sẽ ảnh hưởng đến tốc độ dẫn truyền ánh sáng và không khí qua
thân giếng và đến đáy giếng.
Ưu điểm của giếng trời là điều dễ nhận thấy, tuy nhiên có một số nhược điểm của giếng trời, bạn cũng nên nắm rõ trước khi xây nhà, để có giải pháp tâm lý và giải pháp kỹ thuật chuẩn bị cho tốt.
Một số hạn chế khi thiết kế giếng trời
Đi cùng với ưu điểm đón sáng và thông gió, giếng trời
cũng xuất hiện những hạn chế và phiền toái cho sinh hoạt như:
1. Khuếch tán và khuếch đại âm thanh cao
Với thiết kế thông và sâu, do đo khả năng khuếch tán
và khuếch đại âm thanh khá cao. Nếu bạn đứng từ trên cao hoặc phía dưới nói to,
thì tiếng nói của bạn sẽ vang đến tận các tầng khác một cách nhanh chóng và
nghe rõ từng lời nói vọng lại.
Việc này là khó tranh khỏi với cách thiết kế không
gian thông cao như thế. Tuy nhiên có thể đưa ra những giải pháp cản âm như
thiết kế tường dày, trồng cây ở đáy giếng, trông cây leo tường thông các tầng, …
2. Khó thoát nước nếu không có cách xử lý tốt
Đỉnh giếng trời với phần thiết kế mái nằm ở tầng cao
nhất của ngôi nhà. Nếu như có mưa bão thì lượng nước mưa và hứng chịu tác động
ngoại lực của thiên nhiên chính là phần mài. Nếu như hệ thống đỉnh mái giếng
trời thiết kế không khoa học thì lượng nước mưa có thể rơi xuống đáy giếng và
gây tràn vào nhà. Chính vì thế khi thiết kế giếng trời phải lựa chọn giải pháp
thiết kế đỉnh giếng hứng ít mưa nhất, đồng thời thiết kế hệ thống thoát nước
thật tốt cho phần đáy giếng.
3. Tác động không tốt đến tuổi thọ của nội thất và
thiết bị trong nhà
Không gian giếng trời thiết kế thông, đón nhận nhiều
ánh sáng. Tuy nhiên nếu không có cách điều tiết ánh sáng và không khí tự nhiên
này thì có thể ánh nắng mặt trời sẽ tác động sâu đến các thiết bị sử dụng, nội
thất và vật dụng trang trí của ngôi nhà. Với sức nóng và chiếu sâu, ánh nắng
mặt trời có thể gây phai màu, cong vênh, ảnh hưởng đến cấu tạo của thiết bị, về
lâu dài sẽ giảm tuổi thọ, giảm vẻ đẹp thẩm mĩ. Để hạn chế điều này, chủ yếu
phải có thiết kế mái điều tiết ánh sáng sao cho khoa học và hợp lý.
4. Dễ gây ra hiểm họa
Thiết kế thông mà mở, cao, do đó những khu vực giáp
ranh với giếng trời nếu không thiết kế vách ngăn, lan can thì sẽ gây nguy hiểm
cho người sinh sống. Việc vị trượt chân hoặc rơi xuống không gian này là không
thể tránh nếu như chúng ta bất cẩn và không có giải pháp bảo vệ. Nếu bạn muốn
thiết kế giếng trời thì nên có giải pháp ngăn cách không gian tiếp giáp sao cho
an toàn và hợp lý nhất.
Thiết kế giếng
trời như thế nào
1. Xác định các thông số liên quan
Yếu tố chính
luôn được quan tâm khi thiết kế giếng trời chính là mĩ thuật và kỹ thuật. Hai
yếu tố này thể hiện qua việc xác định các thông số chuẩn như:
1.1. Vị trí
Thông thường, để khai thác tối đa hiệu quả, giếng trời thường được đặt ở khoảng giữa nhà. Tại vị trí đó, có thể khai thác tới ba mặt (một mặt thường giáp tường biên), cho các không gian phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang, hành lang… hay các phòng chức năng khác.
Vị trí trung tâm đó làm cho giếng trời hút tầm nhìn, gây ấn tượng thị giác
và dễ được đầu tư, chăm chút để cho đẹp, làm cho cả không gian lớn liền kề như
phòng sinh hoạt chung, bếp… cũng đẹp hơn.
>>>>>Xem thêm: 5 cách trang trí phòng ngủ cho vợ chồng mới cưới
1.2. Kích thước
Diện tích
Giếng Trời chỉ nên vào khoảng
cửa sổ và
Giếng trời tối thiểu có kích thước vừa đủ một người lên xuống
hoặc 1-2m vuông.
Thông thường kích thước giếng trời hợp lý có kích thước từ 4m vuông đến 6m vuông. Với kích thước như vậy và hình dạng đa dạng có thể hình vuông, tròn, bầu dục, hình ngôi sao…v.v
Những kích thước thông thường thích hợp với nhà vườn, biệt thự, những ngôi nhà có kích thước vừa phải đến rộng rãi. Bên cạnh đó tùy theo độ rộng của căn phòng để thiết kế các loại giếng trời có kích thước khác nhau sao cho phù hợp nhất.
2. Kinh nghiệm xây giếng trời đơn giản
Để xây giếng trời đẹp và hợp phong thủy, cần
chú ý những điểm quan trọng đó là:
1. Giếng trời có mái thì phải đảm bảo một
giải pháp hợp lý cho hệ thống các khe, ô thoáng để tránh mưa to, gió lớn làm
nước mưa rơi xuống nhà.
2. Nếu dưới giếng trời không phải khu vực
như vườn cảnh, bể cá mà lại là không gian sinh hoạt, nơi qua lại thì không nên
treo đèn, chậu cây cũng như các vật trang trí nặng, to ở phía trên để tránh
tình trạng rơi vỡ gây nguy hiểm.
3. Các hệ thống hành lang, cửa sổ, cầu
thang tiếp giáp với giếng thì cần có lan can, hoa sắt để đảm bảo một số tiêu
chuẩn an toàn như chiều cao, khoảng cách khe hở,…
4. Đảm bảo các chức năng của giếng trước
khi trang trí để tránh tình trạng không phù hợp với kiến trúc, không gian sinh
hoạt và một số vấn đề khác.
5. Giếng trời là một không gian, một bộ
phận khá bắt mắt, là điểm nhấn thu hút của căn nhà rồi nên việc trang trí sắp
đặt không nên quá rườm rà và phức tạp để tránh tình trạng gây rối mắt. Tốt nhất
hãy để nó thật nhẹ nhàng, thông thoáng như đúng bản chất và vai trò của nó.
6. Nếu ngôi
nhà đã đủ lượng ánh sáng tự nhiên cần thiết, trong khi diện tích không dư giả
thì nên cân nhắc và tốt nhất có nên thiết kế giếng trời hay không.
7. Hạn chế tất cả những gì ở giếng trời có
thể gây ảnh hưởng đến vai trò chiếu sáng và lưu thông không khí tự nhiên vào
nhà.
8. Chú ý đảm bảo an toàn trên các tầng mà
chiều dài giếng trời đi qua, tránh nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Như vậy với những kinh nghiệm thiết
kế giếng trời chi tiết và chuyên sâu trên đây, hy vọng các bạn sớm có những quyết
định cũng như kế hoạch hoàn thiện không gian cho gia đình. Mọi tư vấn xin liên
hệ trực tiếp, kiến trúc sư sẵn sàng giải đáp và lên phương án.