Gạch kính lấy sáng cầu thang là một trong những loại vật liệu trang trí nội thất phổ biến nhất hiện nay. Vừa mang lại không gian sang trọng, vừa không kén chọn góc trang trí. Gạch kính xứng đáng là một trong những nguyên vật liệu “cứu cánh” không gian chết tốt nhất trong thiết kế nội thất. Những góc chết mà chúng ta thường gặp như: góc hầm cầu thang, gạch kính lấy sáng giếng trời, góc tường, góc trống gần bệ cửa sổ, góc nhỏ ở sảnh giữa 2 tầng,… Tất cả những không gian này đều được tối ưu triệt để nếu gia chủ biết khéo léo ứng dụng gạch kính lấy sáng.
Bạn đang đọc: Gạch kính lấy sáng cầu thang và những điều cần biết khi sử dụng
Contents
1. Gạch kính lấy sáng là gì?
Cũng giống như các loại vật liệu lấy sáng khác như kính cường lực hay tấm nhựa lấy sáng polycarbonate,… gạch kính lấy sáng ra đời nhằm mục đích truyền và lan tỏa ánh sáng cho các không gian xung quanh nhưng vẫn đảm bảo thẩm mỹ và tạo điểm nhấn trang trí cho ngôi nhà.
Gạch kính có thành phần tương tự như kính cường lực, chúng được làm từ khối thủy tinh. Các viên gạch kính lấy sáng với độ dày nhất định và có khối chân không ở giữa, nên dù là gạch trong hay gạch màu thì khả năng truyền và khúc xạ ánh sáng tốt nhưng lại không xuyên suốt, nhìn thấu. Đặc điểm này trở thành ưu điểm bởi nó sẽ mang đến sự riêng tư cho không gian sống, khác với việc sử dụng kính cường lực, bạn sẽ phải trang bị thêm rèm treo, lam gỗ hoặc dán lớp phim 1 chiều,… để tạo sự kín đáo. Mỗi loại gạch kính lấy sáng lại có công dụng và khả năng điều chỉnh, lấy sáng khác nhau. Nên tùy theo mục đích cũng như vị trí sử dụng bạn có thể lựa chọn loại kính phù hợp.
Ngoài ra, gạch kính lấy sáng còn có những đặc tính như chống chịu lực tốt (có thể so với gạch thông thường), nên người ta có thể sử dụng kết hợp ở bất kì vị trí nào trong ngôi nhà. Phổ biến nhất là gạch kính lấy sáng cầu thang, tường nhà, vách ngăn,…
Các loại gạch kính lấy sáng rất đa dạng về kích thước (có loại 8cm x 8cm, 10cm x 10cm hay thậm chí là 19,5cm x 19,5cm…), kiểu dáng (có loại trơn, sóng, in hoa văn trang trí, bọt…). Về màu sắc cũng vô cùng phong phú, tùy theo sở thích bạn có thể lựa chọn màu sắc như: trắng, xanh dương… Trọng lượng của chúng cũng nhẹ hơn so với các loại gạch thông thường, chỉ rơi vào khoảng 60 – 80 kg/m2.
2. Lý do nên sử dụng gạch kính lấy sáng cầu thang
Gạch kính lấy sáng được dùng cho vị trí cầu thang là sự lựa chọn thông minh. Bởi khu vực cầu thang của một số căn hộ thường khá tối. Vì vậy, việc sử dụng gạch kính lấy sáng cầu thang sẽ giúp cho không gian trở nên đẹp hơn, lung linh hơn. Đặc biệt phần diện tích cầu thang có cảm giác rộng hơn.
Vật liệu gạch kính lấy sáng hội tụ khá nhiều ưu điểm:
+ Gạch kính lấy sáng có khả năng lấy ánh sáng tự nhiên. Gạch kính lấy sáng có cấu tạo rỗng bên trong. Vì vậy khi ánh sáng xuyên qua những viên gạch kính này sẽ trở nên lấp lánh với nhiều màu sắc ánh sáng khác nhau.
+ Gạch kính lấy sáng cầu thang mang đến vẻ đẹp nổi bật: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạch kính với nhiều kiểu hoa văn. Từ các mẫu hoa nhỏ tới các chi tiết trang trí gợn sóng nhẹ nhàng và sang trọng. Vì vậy tùy vào vị trí sử dụng và không gian nhà bạn để lựa chọn loại họa tiết phù hợp.
+ Đảm bảo sự riêng tư: Tuy có cấu tạo rỗng nhưng ở những vị trí riêng tư như tường phòng tắm bạn vẫn có thể sử dụng được gạch kính lấy sáng. Vì ở bên ngoài chúng ta không thể nhìn thấy bất cứ hình ảnh gì ở bên trong.
+ Thiết kế mang phong cách trang nhã: Gạch kính lấy sáng mang đến cho ngôi nhà một cơn gió mới. Không gian tổ ấm sẽ trở nên lung linh, ấm áp.
Tìm hiểu thêm: Thiết kế nội thất văn phòng hiện đại kết hợp showroom tràn ngập cây xanh
+ Việc vệ sinh, lau chùi dễ dàng: Gạch kính lấy sáng cầu thang có khả năng bám dính cực tốt. Nhờ đó việc vệ sinh lau chùi đơn giản hơn với nước hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
+ Khả năng chịu lực tốt: Được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại đẳng cấp thế giới nên hầu hết các sản phẩm gạch đều đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Do được chế tạo từ thủy tinh đồng nhất, vì vậy khả năng chịu lực của gạch lấy sáng rất tốt. Gạch kính có thể chịu được các tác động từ gió, mưa, động đất,… và những ngoại lực tác động khác.
Gạch kính lấy sáng có khá nhiều ưu điểm. Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế. Đó là tình trạng các đường keo gắn kết giữa các viên gạch với nhau hay còn gọi là đường ron khá lớn. Vì vậy sau khi thi công bạn phải thật cẩn thận và khéo léo để chà các đường ron này sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ.
Nếu bạn chà các đường ron và thi công không đúng cách thì gạch sẽ rất dễ bị mốc và bức tường được làm từ gạch kính lấy sáng trông sẽ mất thẩm mỹ. Một số gia đình trong lần đầu sử dụng đã dùng xi măng trắng để kết dính các viên gạch kính lại với nhau và kết quả là phần xi măng kết nối bị nứt toác. Hãy chú ý tới điều này để khắc phục hạn chế của gạch kính.
Tóm lại, gạch kính lấy sáng là loại vật liệu trên thị trường nhưng gạch kính đã nhanh chóng được sử dụng phổ biến cho các công trình, dự án lớn nhỏ trên khắp cả nước. Với những ưu điểm như đã trình bày ở trên, vượt trội về chất lượng, gạch kính nhận được sự hài lòng tuyệt đối của mọi khách hàng. Có thể nói, gạch kính lấy sáng cầu thang là giải pháp hiệu quả cho không gian dẫn sáng mà vẫn đòi hỏi sự riêng tư cần thiết. Không chỉ có vai trò lấy sáng, gạch kính còn góp phần trang trí ấn tượng cho các không gian nội thất đảm bảo sự bền vững và tạo thêm điểm nhấn cho từng công trình. Chính vì thế gạch kính được xem là một trong những loại vật liệu cao cấp được ưa chuộng hiện nay.
3. Thi công gạch kính lấy sáng
Gạch kính có hai chức năng chính là lấy ánh sáng tự nhiên và trang trí. Thường được sử dụng để làm bức tường hoặc cửa sổ, nó cho phép lấy ánh sáng từ một phòng khác hoặc từ bên ngoài thiên nhiên. Các bạn nên nghiên cứu kỹ trước khi biết cách thi công gạch kính lấy sáng để tránh xảy ra những sai sót.
Bước 1: Chọn loại gạch thích hợp cho khu vực cầu thang
Khối có diện tích rộng sẽ đón ánh sáng được nhiều hơn, khối mỏng phù hợp với khu vực như cửa sổ. Bạn tùy ý sử dụng các kích thước khác nhau, màu sắc và kết cấu để tạo ra những gì bạn muốn.
Bước 2: Vẽ sơ đồ cho quá trình lắp đặt
Lập kế hoạch cho công trình thi công gạch kính lấy sáng cầu thang của bạn để sử dụng toàn bộ khối. Vì với mỗi viên gạch kính, bạn không có thể được cắt giảm. Bạn hãy để khoảng cách giữa các viên gạch, các bức tường, khung hoặc cửa sổ từ 0,6 – 1cm. Nếu gạch kính không thể lấp đầy không gian lắp đặt, bạn có thể cho thêm gỗ hoặc các loại vật liệu khác phù hợp
Bước 3: Trộn vữa và lắp đặt
Phải tuân thủ cách trộn vữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trộn theo lô đủ để sử dụng trong khoảng 1 giờ đồng hồ là tốt nhất. Tránh tình trạng trộn quá nhiều để vữa đóng thành cục trước khi bạn sử dụng, điều này gây lãng phí rất nhiều.
Tỷ lệ giữa các vật liệu: 10kg beton, 10kg cát, keo ướt 0,3kg, nước 3kg. Trộn chúng lại vào vữa cát theo đúng tỷ lệ.
Đặt khối đầu tiên, sau đó bay đủ vữa lên một mặt của khối tiếp theo, để khi bạn đặt nó bên cạnh khối đầu tiên vữa được lấp đầy không gian giữa các khối với nhau. Thêm vữa chỉ một mặt của khối tiếp theo trong dòng.
Không gian giữa các khối cuối và tường, khung hoặc cửa sổ sẽ được lấp đầy với một dải mở rộng để phù hợp cho sự thay đổi của nhiệt độ.
>>>>>Xem thêm: Thi công nội thất biệt thự sang trọng tại Sơn Trà – Đà Nẵng
Bước 4: Đặt miếng đệm thích hợp giữa các khối
Miếng đệm đảm bảo cho không gian giữa các khối đồng nhất và vữa ở các hàng trên không bị ép ra khỏi các hàng thấp hơn.
Sử dụng đinh chữ T hoặc chữ L để đảm bảo khoảng cách đều giữa các khối trên cùng một hàng hoặc giữa các hàng với nhau.
Bước 5: Gia cố để cung cấp sức chịu lực cho tường
Cứ khoảng 30cm bạn nên có thêm thanh gia cố chịu lực để tăng sức chịu lực và ổn định các khối thủy tinh.
Bước 6: Làm sạch bề mặt
Hãy làm sạch bề mặt dính bụi, hồ vữa bằng một miếng vải mềm ẩm
Bước 7: Niêm phong khu vực mới lắp đặt xong
Sử dụng bít thường xuyên giữa các khối và tường hoặc khung bằng keo silicon giữa các khối.
Hiện nay mặc dù có rất nhiều loại gạch ra đời với những mẫu mã kiểu dáng màu sắc khác nhau, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng gạch kính lấy sáng cầu thang vẫn giữ được vị trí của mình bởi nhiều ưu điểm riêng và giá cả hợp lí, được nhiều người yêu thích. Hy vọng những thông tin mà Wedo giới thiệu trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thi công nội thất nhà ở.