Cột nhà là một trong những bộ phận không thể thiếu trong xây dựng cũng như thiết kế các công trình. Chính hoa văn, hình dáng cũng như chất liệu trang trí khác nhau đã mang đến phong cách mới lạ cho ngôi nhà của bạn. Đặc biệt hiện nay, cột nhà vuông được nhiều gia đình lựa chọn bởi không chỉ là tính thẩm mỹ còn là kết cấu của toàn bộ ngôi nhà. hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trang trí cột nhà vuông phù hợp với từng không gian sống nhé.
Bạn đang đọc: Gợi ý các mẫu trang trí cột nhà vuông hiện đại cho mọi không gian
Contents
Đặc điểm và phân loại cột nhà vuông
Thế nào là cột nhà vuông?
Cột nhà vuông là một trong những loại cột nhà hiện nay. Cột vuông là một cấu trúc vững chắc theo chiều dọc, mang hình dạng vuông vắn, chắn chắn. Các đường thẳng cũng như hình khối kéo dài, dứt khoát và mạnh mẽ. Các phong cách hiện đại thường sử dụng cột nhà hình vuông để thi công và trang trí.
Phân loại cột nhà vuông
Theo chất liệu
Các chất liệu thông dụng để làm cột nhà vuông đó là gỗ, gạch đá, bê tông cốt thép. Chúng tôi sẽ đi vào chi tiết từng loại cột nhà vuông theo chất liệu như sau:
Cột vuông bằng gỗ
Gỗ là chất liệu không thể thiếu trong thiết kế nhà cũng như thi công. Với cột vuông bằng gỗ có phần chân cột được làm bằng thép, chôn sẵn trong bê tông làm móng hoặc được quét hắc ín.
Gỗ thông dụng để làm cột thường là gỗ xoan, gỗ lim, nếu có điều kiện các gia đình sẽ sử dụng gỗ hương. Cột vuông bằng gỗ sẽ có kích thước khoảng 140x140mm hoặc 160x160mm. Trong quá trình thi công, để tránh các hiện tượng ẩm mốc cho cột gỗ sẽ tiến hành kê trên tảng đá hoặc gạch xây, bê tông cho phần chân cột và được quét lớp sơn chống thấm.
Bạn thường thấy cột gỗ sử dụng trong các công trình truyền thống như đình, chùa, đền, nhà thờ họ… mang lại vẻ đẹp gần gũi, chân thực, mộc mạc và phù hợp với những thiết kế nhà cấp 4 hiện nay.
Cột vuông bằng gạch, đá
Chất liệu thứ hai dùng để làm cột nhà vuông đó là gạch, đá kết hợp với nhau. Gạch thường dùng mac 75 kết hợp vữa và xi măng để xây.
Cột bằng gạch đá này có tác dụng để đỡ dầm, vi kèo, sàn với kích thước và tiết diện nhỏ hơn so với chiều cao của cột nên có độ mảnh lớn, khả năng chịu lực uốn kém. Khi chiều cao của cột thấp, chịu tải trọng nhỏ, dùng cột có tiết diện 220×220. Khi cột cao, chịu tải trọng lớn, dùng cột có tiết diện 335×335 (hoặc 450×450, 565×565, 680×680).
Cột vuông bê tông cốt thép
Trong những công trình lớn, cột bê tông cốt thép thường được sử dụng nhiều với khả năng chịu trọng tải lớn, chống rung động cao. Cột bê tông cốt thép thường được liên kết với dầm tạo thành hệ khung cột chắc chắn trong kết cấu xây dựng.
Cốt trong cột bê tông cốt thép được đặt đối xứng với đường kính từ 12 – 22mm, trong cột đặt ít nhất 4 thanh thép.
Khoảng cách cốt thép đai thường nhỏ hơn 15 lần đường kính cốt thép dọc lớn nhất, nhỏ hơn cạnh nhỏ của cột và nhỏ hơn 500mm. Khoảng cách cốt thép đai tiêu chuẩn trong khoảng 150 – 200mm.
Chiều dày lớp bảo vệ cốt thép >25mm đối với cốt thép dọc và > 15mm đối với cốt thép đai.
Phía cạnh của cột có xây tường gạch phải bố trí cốt thép chờ đường kính 6mm dài > 200mm để liên kết tốt giữa cột và tường.
Cốt thép chân cột cần bẻ chân vịt và liên kết với cốt thép móng. Khi thi công móng cần đặt cốt thép chờ để nối với các cốt thép dọc cột.
Phân loại cột vuông theo vị trí sử dụng
Theo vị trí sử dụng và đặt cột sẽ có cột vuông đặt ở sảnh và cột vuông trong nhà.
Cột vuông trong nhà
Những công trình lớn, trang trí theo phong cách hiện đại thường sử dụng cột vuông trong nhà. Đây là một trong những loại cột phổ biến trong thiết kế nội thất hiện đại cho các công trình nhà ở dân dụng.
Tuy nhiên, khi bố trí cột trong nhà, kiến trúc sư sẽ phải tính toán không gian phù hợp để đảm bảo sự tiện lợi trong sinh hoạt, tránh ảnh hưởng đến không gian tổng thể của ngôi nhà hoặc gây cảm giác chật chội.
Cột vuông ở sảnh
Sảnh của mỗi công trình được kiến trúc sư chau chuốt kỹ lưỡng bởi đây là không gian đầu tiên khi khách hàng bước đến một công trình nào đó. Ví dụ như ở khách sạn, nhà hàng… sảnh sẽ được đặt 1 hoặc 2 cột phụ thuộc vào ý đồ thiết kế của kiến trúc sư.
Những thiết kế cột vuông ở sảnh sẽ được trang trí cầu kỳ và tỉ mỉ, có thể ốp đá, đắp thêm phào chỉ vào chân cột để tăng độ sa hoa và sang trọng cho không gian. Đặc biệt những công trình mang phong cách cổ điển, tân cổ điển bạn thấy rất rõ điều này.
Những lưu ý khi xây dựng cột nhà vuông
Chúng ta đều biết cột nhà vuông hay cột nhà nói chung đều có vị trí quan trọng trong thiết kế cũng như xây dựng. Đây là một trong những bộ phận đóng vai trò là kết cấu chịu lực chính của mỗi công trình.
Cột còn có vai trò để gối đỡ đầu các dầm chịu lực, nhận trọng tải từ các bộ phận phía trên. Các trọng tải đó sẽ truyền qua cột và đi tới móng, tạo nên kết cấu chịu lực chắc chắn, bền vững cho mỗi công trình.
Ngoài ra cột nhà vuông và trụ trong mỗi công trình cũng cần phải chịu lực uốn ngang do trọng tải gió sinh ra. Vì vậy bất kỳ ngôi nhà nào cũng cần có cột để đảm bảo tính chính xác, an toàn trong quá trình sử dụng.
Thi công và trang trí cột nhà vuông
Trong phần thi công này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước thi công cột nhà vuông bằng cốt thép, các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định vị trí cột, tim cột và trục cột
Trước khi bắt tay vào thi công bạn cần định vị chính xác vị trí của cột so với công trình. Việc này cần thực hiện trên bản vẽ cũng như có sự tính toán kỹ lưỡng của kiến trúc sư.
Thông thường hàng cột trụ sẽ được bố trí cân đối với khả năng chống đỡ tốt, cũng như đảm bảo sự hài hòa trong tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình.
Tiếp đó bạn dùng 2 máy kinh vĩ đặt theo 2 phương vuông góc để định vị vị trí tim cốt của cột, các mốc đặt ván khuôn, sơn và đánh dấu các vị trí này để đội ngũ thi công dễ dàng nhận biết trong quá trình thực hiện. Hoặc nếu không có máy móc có thể sử dụng phương pháp thủ công là dây rọi.
Bước 2: Lắp dựng cốt thép và dựng ván khuôn cho cột vuông
Cốt thép sử dụng ở đây phải đúng số liệu, chủng loại cũng như đường kính và kích thước của cột. Sử dụng cốt pha để ghép lại thành hình vuông, cốt thép phải còn nguyên mới, không bị han rỉ và không dính dầu mỡ.
Trong quá trình gia công cần cắt, uốn, hàn, kéo cốt thép tránh làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cột.
Cốt thép được buộc bằng dây thép mềm d = 1mm, các khoảng nối phải đúng yêu cầu kỹ thuật. Bên cạnh đó bạn phải dùng con kê bằng bê tông để đảm bảo vị trí cũng như chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép.
Tiếp đó là dùng ván khuôn theo kích thước để tiến hành đổ bê tông cột.
Bước 3: Tiến hành đổ bê tông cột vuông
Chuẩn bị bê tông đầy đủ, đưa bê tông quá cửa đổ thông qua máng. Bê tông khi đổ cột phải tiến hành liên tục. Nếu cột trên 5m phải tiến hành khoét lỗ ở giữa ván khuôn để luồn bê tông từ ngoài vào theo từng giai đoạn và đảm bảo vị trí, cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý.
Khi tiến hành đổ bê tông cột phải theo trình tự từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu ở chỗ thấp trước sau đến chỗ cao, đổ theo từng lớp và đổ xong lớp nào sẽ đầm luôn lớp đó.
Bước 4: Tháo dỡ và trang trí
Sau 36 – 48 giờ sẽ tiến hành tháo dỡ cốt pha. Khi tháo xong phải bảo dưỡng liên tục trong vòng 2 – 4 ngày để đảm bảo chất lượng của cột.
Chia cột thành từng đoạn để trát, tiến hành trát từ dưới lên trên. Phần trang trí cột sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của gia chủ như ốp đá, gắn phào chỉ hay sơn màu.
Biện pháp thi công cột nhà vuông đẹp đơn giản hơn cột tròn, không đòi hỏi thợ xây dựng phải có tay nghề cao. Vật liệu xây dựng cột vuông cũng ít hơn cột tròn nên tiết kiệm được chi phí cho gia đình bạn.
Các kiểu trang trí cột nhà vuông thông dụng hiện nay
Trang trí cột nhà vuông như thế nào phụ thuộc vào phong cách chủ đạo trong thiết kế ngôi nhà của bạn. Dưới đây là một số mẫu trang trí để bạn tham khảo.
Mẫu cột vuông đầu tiên sử dụng sơn màu trắng làm chủ đạo với các đường phào chỉ nhỏ ở 4 góc của cột. Phần chân cột và đầu cột được thiết kế kích thước to hơn phần chân tạo sự chắc chắn và tương xứng. Cột được đặt trong nhà, ngăn cách phòng ăn và phòng khách tạo sự liên kết cho không gian sống.
Mẫu cột tiếp theo sử dụng chất liệu gỗ để trang trí với tông màu nâu hiện đại. Cách trang trí cột như thế này giống như cửa ra vào tiến vào không gian phòng khách, kiểu thiết kế này phù hợp với phong cách hiện đại cho nhiều ngôi nhà hiện nay.
Cột nhà hình vuông màu trắng được thiết kế ngoài sảnh. Phần chân cột được ốp đá màu xám với phong cách hiện đại. Kết hợp trồng hoa và cây xanh bên ngoài tạo không gian trang trí cho ngôi nhà.
Tìm hiểu thêm: 5 mẫu bản vẽ thiết kế nhà cấp 4 đẹp nên lưu tâm khi xây nhà
Cột ốp gạch với nhiều họa tiết khác nhau như thế này cũng là cách sáng tạo độc đáo cho ngôi nhà của bạn phải không. Màu sắc hài hòa giữa các tông màu với nhau, không quá nổi bật nhưng mang lại sự dễ chịu cho ngôi nhà.
Chân cột được ốp đá, phần thân cột sử dụng chất liệu gỗ tông màu vàng sang trọng. Hai cột được đặt ở hai bên cửa khi bước vào không gian bên trong của ngôi nhà. Kiểu thiết kế này được nhiều gia đình áp dụng, phù hợp với phong cách hiện đại cho ngôi nhà của bạn.
Cột được ốp gỗ màu đen tạo phong cách sang trọng cho không gian. Đây là thiết kế sảnh kiểu này thường thấy trong các thiết kế khách sạn, nhà hàng hiện nay. Kiểu trang trí cột như thế này kết hợp hoa văn tạo nét đặc sắc, nổi bật cho toàn bộ không gian cần thiết kế.
Cột nhà vuông màu trắng kết hợp đèn trang trí cũng là cách phối kết hợp hài hòa, mang đến không gian thẩm mỹ cho ngôi nhà. Sơn tường màu xanh hài hòa với cột màu trắng, sự phối kết hợp này nổi bật lên phong cách hiện đại cho ngôi nhà của bạn.
Thiết kế cột vuông trong nhà đặt ở góc hai phòng khách được thiết kế giấu một phần cột, tạo không gian thẩm mỹ mà không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt của cả gia đình. Cách phối màu nhẹ nhàng, sử dụng chất liệu gạch ốp cũng là cách trang trí mà bạn có thể tham khảo.
Cột nhà bằng gỗ với họa tiết trang trí trên đó tạo không gian mộc mạc cho căn phòng. Thiết kế cột gỗ không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung, kiến trúc sư đã tính toán khoảng cách hợp lý để đặt ghế sofa ở giữa, như vậy sẽ tạo sự gắn kết không gian.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp các mẫu quầy bar bếp đơn giản đẹp tinh tế
Hi vọng những gợi ý trang trí cột nhà vuông này sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để trang trí không gian sống trong ngôi nhà của mình nhé.