Ngày nay, thiết kế nhà ống có giếng trời đang rất thịnh hành, và trở thành một xu thế trong các kiến trúc nhà ống hiện đại. Bởi thực tế, với những căn nhà ống, nhà phố bị vây kín không có nhiều mặt thông thoáng thì giếng trời chính giải pháp lấy ánh sáng tự nhiên vô cùng hữu hiệu. Bài viết này Xaydungnha.edu.vn sẽ giới thiệu tới bạn những mấu thiết kế nhà ống có giếng trời cùng những lưu ý và cách bố trí giếng trời hợp lý, hiệu quả cho ngôi nhà của bạn.
Bạn đang đọc: Mẫu thiết kế nhà ống có giếng trời đẹp, ấn tượng và hút sinh khí
Contents
Ưu và nhược điểm của thiết kế nhà ống có giếng trời
Với tính chất đặc thù của nhà ống là hẹp và dài thì việc có giếng trời trong nhà là vô cùng cần thiết. Vì giếng trời đóng vai trò như “lá phổi” của ngôi nhà nên được sử dụng phổ biến trong nhiều thiết kế nhà ống, nhà phố hiện nay. Thiết kế nhà ống có giếng trời sẽ luôn tạo được sự thông thoáng và mang đến ánh sáng tự nhiên cho những ngôi nhà thiếu không gian ngoài.
Là khoảng trống thông từ mái xuống nền đất của ngôi nhà, thiết kế nhà ống có giếng trời được cấu tạo theo 3 phần cơ bản. Mỗi phần lại có những chức năng khác nhau.
+ Đáy giếng: Là phần dưới cùng, được sử dụng để trang trí hay là bố trí các tiểu cảnh, cây xanh. Phần đáy giếng thường được hướng xuống phòng bếp hoặc phòng khách.
+ Thân giếng: Giúp các tầng được chiếu sáng và thông thoáng.
+ Đỉnh giếng: là phần nằm trên cùng, có vai trò quan trọng là thông gió và chiếu sáng.
Việc nắm được ưu và nhược điểm của nhà ống có giếng trời sẽ giúp bạn chọn vị trí bố trí sao cho phù hợp.
Ưu điểm của nhà ống có giếng trời
Lấy ánh sáng tự nhiên
Với những căn nhà ống có diện tích mặt tiền nhỏ và hẹp, không được thoáng khí thì thiết kế nhà ống có giếng trời sẽ giúp lấy sáng toàn bộ không gian, mang lại cảm giác sáng sủa, dễ chịu cho gia chủ.
Không những thế, thiết kế giếng trời cũng là một giải pháp giúp lấy nguồn ánh sáng tự nhiên bên ngoài một cách hiệu quả.
Đặc biệt, trong phong thủy, giếng trời không chỉ giúp lấy ánh sáng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc của các thành viên trong gia đình. Vì thế, đặt giếng trời ở vị trí hợp phong thủy sẽ mang lại phúc khí cho gia đình vì giúp cân bằng dòng năng lượng bên trong và ngoài nhà.
Thông gió, điều hòa không khí
Việc thiết kế nhà ống có giếng trời sẽ giúp trao đổi không khí trong nhà, điều này giúp nhà ống bớt ngột ngạt và thông thoáng hơn.
Tiết kiệm điện năng tiêu thụ
Có giếng trời, không gian trong nhà ống sẽ trông sáng sủa và mát mẻ hơn. Vào ban ngày, bạn sẽ không cần dùng quá nhiều đèn vì ánh sáng đã lan tỏa khắp không gian, vì thế mà cũng tiết kiệm được điện năng sử dụng.
Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
Hiện nay có rất nhiều mẫu thiết kế nhà ống có giếng trời để bạn tùy ý lựa chọn. Ngay dưới giếng trời, bạn có thể bố trí tiểu cảnh, cây xanh để tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.
Nhược điểm của nhà ống có giếng trời
Khuếch tán âm thanh
Về cơ bản, giếng trời là một cái ống thẳng đứng. Do đó, nếu nhà nhỏ, âm thanh sẽ vang giữa các tầng. Điều đó làm mất sự riêng tư cho các thành viên. Để khắc phục, các mặt tường trong nhà không nên làm phẳng mà có thể ốp đá, gạch,…làm nhám để tiêu âm hiệu quả.
Thừa sáng vào mùa hè
Vào mùa hè, nắng gắt chói lóa chiếu qua giếng trời sẽ khiến không gian trong nhà trở nên nóng, ngột ngạt. Điều này sẽ gây bất tiện trong sinh hoạt, thậm chí đồ nội thất trong nhà cũng có thể bị ảnh hưởng gây giảm tuổi thọ, giảm vẻ đẹp.
Để xử lý vấn đề này thì gia chủ có thể dùng kính chống UV cho phần đỉnh giếng để che chắn và điều tiết ánh sáng cho hợp lý.
Khó thoát nước nếu không có hệ thống xử lý tốt
Vào mùa mưa, những mẫu giếng trời không có mái che thường sẽ bị ứ đọng nước ở đáy giếng. Do đó, cách khắc phục tốt nhất là thiết kế hệ thống thoát nước tốt, dùng hệ thống che di động
Thiết kế nhà ống có giếng trời sao cho chuẩn, khoa học và đẹp mắt
Thiết kế nhà ống có giếng trời phải đáp ứng được yêu cầu cơ cản là có thể đón được ánh sáng để khiến không gian nhà thông thoáng hơn. Tuy nhiên, để thiết kế giếng trời lấy được ánh sáng tự nhiên không đơn giản.
Dựa trên cấu tạo giếng trời mà kiến trúc sư sẽ có thể đưa ra những phương án thiết kế nhà sao cho khoa học nhất.
Thiết kế đỉnh giếng
Để chiếu sáng và thông gió, giếng trời thường được thiết kế có mái hoặc không có mái. Phần đỉnh giếng có thể trang trí mái kính cường lực hoặc mái nhựa thông minh có khung sắt bảo vệ để tăng cường công dụng của giếng trời. Đặc biệt, mái kính nên có khung sắt chắc chắn đảm bảo an toàn. Điều cần lưu ý là làm sao để phần giếng trời tạo độ sáng vừa đủ để không gian dịu mát trong nhà.
Tìm hiểu thêm: Cầu thang hướng vào phòng ngủ: NÊN hay KHÔNG?
Thiết kế thân giếng
Ở diện tường xuyên tầng của giếng trời có thể xây, ốp trang trí, treo cây xanh, kết hợp chiếu sáng theo nhu cầu và sở thích của từng gia chủ.
Thiết kế đáy giếng
Ở khu vực đáy giếng, bạn có thể thỏa sức trang trí để tăng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà.. Thường các gia chủ sẽ đặt thảm cỏ nhân tạo kết hợp hòn non bộ, bể cá, tiểu cảnh, vườn cây nhằm giúp không gian ngôi nhà xanh và thoáng hơn. Đồng thời, khu vực này cũng có thể tận dụng để bố trí là nơi nghỉ ngơi, đọc sách, thư giãn
Những mẫu thiết kế nhà ống có giếng trời đẹp, ấn tượng và hút sinh khí
Với đặc thù của những mẫu nhà phố, thiết kế giếng trời khoa học sẽ giúp việc điều hòa không khí trở nên dễ dàng và hài hòa hơn.
Thiết kế giếng trời trong nhà
Thông thường, giếng trời nhà ống được đặt ở khoảng không giữa nhà để có thể khai thác tối đa ánh sáng hiệu quả. Nếu thiết kế nhà ống có giếng trời ở trong nhà thì nên có mái kính che vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa đảm bảo đón nắng, đón gió hợp lý. Nhà ống có giếng trời trong nhà sẽ có 3 mặt: hành lang, cầu thang, phòng vệ sinh và các phòng khác.
Việc đặt giếng trời giữa nhà, việc điều phối ánh sáng và gió thoáng sẽ đồng đều hơn. Bên cạnh đó, phần giếng trời đẹp mắt cũng tạo ấn tượng về thị giác, thu hút mọi ánh nhìn.
Đặc biệt, không nên đặt bàn ghế ngay ở dưới giếng trời vì có thể gây nguy hiểm nếu có đồ vật rơi từ trên cao xuống.
Thiết kế giếng trời sau nhà
Thiết kế nhà ống có giếng trời ở sau nhà không ảnh hưởng nhiều đến không gian chung của ngôi nhà. Với mục đích lấy gió, lấy sáng cho nhà, việc thiết kế không cần quá cầu kỳ mà tập trung vào công năng chính của giếng trời. Nếu muốn thiết kế giếng trời ở phía sau thì bạn có thể không cần làm mái che để tiết kiệm chi phí.
Giếng trời cuối nhà
Với đặc thù của những căn nhà ống thiếu sáng, việc bố trí giếng trời phù hợp sẽ giúp không khí, ánh sáng lưu thông tốt, lan tỏa đến các phòng trong nhà. Phần giếng trời sau nhà nên việc trang trí cũng đơn giản hơn vì chủ yếu mọi người sẽ để ý đến mặt tiền hoặc vị trí giữa nhà.
Nếu muốn khác biệt, gia chủ có thể xây tường gạch và trồng thêm cây xanh, làm tiểu cảnh hồ bơi để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
>>>>>Xem thêm: 25+ mẫu phòng ngủ đẹp cho nữ đúng như bạn mơ ước
Giếng trời là sự lựa chọn lý tưởng cho nhà ống. Tuy nhiên để thiết kế giếng trời phù hợp và không hề đơn giản. Hi vọng qua bài viết của Xaydungnha.edu.vn, bạn sẽ nắm được những thông tin cần thiết để thiết kế nhà ống có giếng trời tuyệt đẹp cho gia đình mình.