Phong cách tân cổ điển là một trong những phong cách thiết kế được ưa chuộng hiện nay. Vậy, phong cách tân cổ điển là gì? Đặc điểm của nó ra sao? Cách ứng dụng chúng trong thiết kế nội thất phòng khách như thế nào? Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Phong cách tân cổ điển là gì? Ứng dụng trong thiết kế phòng khách
Contents
Khái niệm và nguồn gốc của phong cách tân cổ điển
Lịch sử ra đời
Phong cách Tân cổ điển bắt nguồn từ Châu Âu thế kỷ XVIII, lấy cảm hứng từ trang trí Hy Lạp và La Mã cổ đại. Phong cách tân cổ điển này được phát triển như một phản ứng với phong cách Baroque và Rococo – vốn phổ biến vào thời điểm đó.
Một điểm đặc biệt của phong cách này là thiếu tính trang trí, tuy nhiên một điểm khác lại là tính linh hoạt. Phong cách này thích hợp cho mọi mặt bằng, nhà ở, căn hộ, biệt thự… đặc biệt là những khu vực rộng lớn, có trần nhà cao, cửa sổ lớn, nhiều ánh sáng – Là điều kiện lý tưởng để sắp xếp nội thất theo đúng kiểu phong cách thiết kế này.
Phong cách tân cổ điển là gì?
“Tân cổ điển – Neoclassical” có nghĩa là “mới” và cổ điển, đề cập đến Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Thanh lịch, sang trọng và vượt thời gian: Thiết kế Tân cổ điển là tất cả những gì về truyền thống pha trộn với các mảnh ghép hiện đại mang đến không gian sống “gây nghiện” nghiêm trọng cho nhiều người. Tân cổ điển đề cập đến một loại các ảnh hưởng bao gồm: Hồi sinh cổ điển, Phục hưng Hy Lạp, Palladian và Liên Bang. Phong cách tân cổ điển bày tỏ lòng tôn kính đối với thời cổ đại, các nguyên tắc Vitruvian và kiến trúc sư người Ý Andrea Palladio.
Kiến trúc sư người La Mã Vitruvius đã viết trong chuyên luận về kiến trúc của mình rằng có 3 nguyên tắc để tạo nên nền tảng kiến trúc tốt là:
+ Độ bền (Firmatis): Nó phải luôn đứng vững và trong tình trạng tốt nhất
+ Tiện ích (Utilitas): Nó phải mang lại sự hữu ích cho những người sử dụng nó
+ Vẻ đẹp ( Venustatis) : Nó phải làm cho mọi người thích thú và nâng cao tinh thần của họ.
Các dặc điểm nổi bật của kiến trúc Tân cổ điển
Sở dĩ tân cổ điển được lòng của các vị đại gia là bởi nó là biểu tượng đỉnh cao của sang trọng, đẳng cấp. Đó cũng là điểm đặc biệt để phân biệt thiết kế tân cổ điển và các thiết kế nội thất cao cấp khác.
Không gian sang trọng
Việc phân chia các ô, các mảng tường theo “tỷ lệ vàng” được đề cao trong nội thất Tân cổ điển, tạo ra không gian hài hòa, tinh tế. Sự thành công về nghệ thuật thiết kế nội thất theo phong cách này cũng đến từ viếc phân chia bốc cục này.
Màu sắc quý phái
Để thể hiện vẻ sang trọng, nội thất Tân cổ điển rất chuộng tông màu tối như đen, đỏ booc-đô hay xám, rêu vì đây là màu của vua chúa quý tộc. Còn gam màu sáng như màu trắng và kem thì vẫn được dùng nhưng không nhiều.
Màu sắc chủ đạo trong thiết kế nội thất Tân cổ điển thể hiện nét sang trọng, quý phái và đẳng cấp cho không gian…
Chất liệu cao cấp
Nói chất liệu thể hiện đẳng cấp không sai, đặc biệt là với đồ nội thất. Bởi bên cạnh mẫu mã hình dáng thì chất lượng chính là nhân tố quyết định để quy định giá cả. Thiết kế nội thất theo phong cách Tân cổ điển rất chuộng chất liệu da, gỗ, đá hoa cương.
Chúng được chế tác rất cầu kì để mang lại vẻ sáng bóng cho không gian, thể hiện đẳng cấp của chủ nhân ngôi nhà. Minh chứng như ta thấy trong mỗi căn biệt thự luôn có một bộ Sofa bọc nệm da bóng với tay vòm cũng là vì lẽ đó.
Hoa văn – họa tiết cầu kỳ chạm khắc tinh xảo
Cùng với màu sắc chất liệu, hoa văn là yếu tố tạo sự mềm mại, nhẹ nhàng cho nội thất cổ điển. Các hình vẽ hoa văn cầu kỳ rất được chuộng trong trang trí chi tiết. Kiến trúc thì dùng để trang trí trần nhà, vòm cửa, cột tường, những đường ron chỉ. Còn nội thất thì dùng cho sofa, giường, tủ kệ, rèm. Dù phục vụ cho mục đích gì thì các chi tiết cũng được chăm chút kĩ càng, tinh xảo trong từng đường nét.
Phong cách Tân cổ điển còn là sự tinh tế trong mỗi chi tiết trang trí tối giản – vẻ đẹp toát ra từ chính những đường cong tuyệt mỹ trong mỗi chi tiết nội thất. Đó không phải là những đường nét hoa văn cầu kỳ trong phong cách cổ điển, mỗi một chi tiết đều toát lên sự tinh xảo mà đơn thuần chỉ là những nét lượn đầy gợi cảm trên ghế tựa, đèn chùm, tay vịn… Chúng nâng đỡ cho nhau, khi đặt cạnh nhau mới thực sự tỏa sáng.
Ứng dụng phong cách Tân cổ điển trong thiết kế nội thất phòng khách
Nội thất phòng khách luôn là tâm điểm đáng chú ý của một ngôi nhà, là nơi thể hiện diện mạo chính của toàn bộ không gian nội thất cũng như là khuôn mặt của gia chủ. Bởi đây không chỉ là nơi sinh hoạt của gia đình, là không gian đầu tiên bạn nhìn thấy khi bước vào ngôi nhà mà còn là nơi tiếp đón những vị khách ghé thăm.
Để tạo nên một không gian nội thất phòng khách mang phong cách Tân cổ điển đẹp là một điều không phải dễ dàng. Chính vì vậy, nếu vẫn còn trăn trở trong việc lên ý tưởng, hãy tham khảo qua những ý tưởng thiết kế nội thất phòng khách dưới đây nhé!
Tìm hiểu thêm: Thiết kế nội thất căn hộ 69m2 hiện đại theo tông xám – trắng
>>>>>Xem thêm: Cận cảnh thiết kế nội thất căn hộ 70m2 tràn ngập ánh sáng
Trên đây là những thông tin cơ bản về thiết kế nội thất phong cách Tân cổ điển và cách ứng dụng trong thiết kế nội thất phòng khách mà Wedo muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn sẽ tìm được mẫu thiết kế nội thất phòng khách tân cổ điển ưng ý từ bài viết của chúng tôi.