Thiết kế nhà xưởng công nghiệp là hạng mục đòi hơn đơn vị thiết kế phải có trình độ chuyên môn, năng lực thực chiến. Biết nhận định, phân tích và đánh giá mặt bằng, đưa ra phương án thiết kế khoa học và tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.
Bạn đang đọc: Quy trình tư vấn thiết kế nhà xưởng công nghiệp chuẩn
Thiết kế công nghiệp là những dự án có quy mô lớn, tính hệ thống, phải đảm bảo tính thẩm mĩ, tính công năng và sự an toàn. Nếu như không may chọn phải những đơn vị thiết kế, thi công non tay nghề, thì có thể doanh nghiệp sẽ phải lãnh hậu quả về sau.
Contents
Tại sao phải thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Một trong những công việc quan trọng khi thiết kế nhà xưởng chính là thiết kế phải phù hợp với dây chuyền sản xuất trên điều kiện mặt bằng cụ thể. Việc này yêu cầu kiến trúc sư phải có chuyên môn, nghiên cứu sơ đồ dây chuyền công nghệ, đặc tính kỹ thuật của máy móc vận hành, từ đầu vào cho đến đầu ra của xưởng. Quy trình khép kín này phải được nắm rõ, để đảm bảo tối đa sẽ có cách bố trí hợp lý sản xuất, vận hành khi thiết kế nhà xưởng. Tránh sự di chuyển không hợp lý, xa, lãng phí nhân công và không gian.
Trong quá trình thiết kế nhà xưởng, kỹ sư sẽ bám sát yêu cầu về dây chuyển sản xuất, từ đó lựa chọn khẩu độ kèo và bước cột khung thép tối ưu công năng sử dụng và tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.
Trong quá trình thiết kế nhà xưởng công nghiệp, kiến trúc sư, kỹ sư sẽ có phương án sử dụng vật liệu hoàn thiện kiến trúc, thiết kế hệ thống cơ điện lạnh để đảm bảo những tiêu chuẩn đặc biệt của chuyên ngành sản xuất đặc biệt của doanh nghiệp (ví như nhà xưởng công nghiệp thủy sản, nhà xưởng dược sẽ có yêu cầu nghiêm ngặt cao về vệ sinh, an toàn thực phẩm).
Thiết kế nhà xưởng trước sẽ giúp quá trình thi công rút ngắn tiến độ. Mọi kế hoạch, các khâu thi công đều được lên tiến độ trước, trình tự sẽ được phân chia theo công đoạn, kết hợp khoa học và ăn khớp với nhau, thúc đẩy quá trình thi công hoàn thiện nhà xưởng nhanh hơn.
Hồ sơ thiết kế nhà xưởng sẽ đưa ra phương án thiết kế giải pháp kết cấu, hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghề, biện pháp thi công hệ thống cấp điện, hệ thống nước, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống phòng cháy chữa cháy, … để đảm bảo quy trình vận hành an toàn, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho doanh nghiệp.
Như vậy công đoạn thiết kế nhà xưởng công nghiệp là công đoạn quan trọng, không thể bỏ qua. Mỗi doanh nghiệp đều nên chú trọng đến công đoạn này, để có định hướng lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế phù hợp.
Các bước thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Quy trình tư vấn thiết kế nhà xưởng công nghiệp sẽ phải trải qua 2 bước cơ bản là thiết kế cơ sở và thiết kế hồ sơ kỹ thuật thi công nhà xưởng.
1. Thiết kế cơ sở
Thiết kế cơ sở nhà xưởng bao gồm phần thuyết minh và bản vẽ thiết kế cơ sở
1.1. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở
Bao gồm các nội dung:
- Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế, tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực bên ngoài nhà xưởng…
- Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ, hoặc yêu cầu theo GMP đối với việc thiết kế nhà xưởng…
- Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc như nhà văn phòng, bảo vệ của nhà xưởng
- Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình nhà xưởng
- Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của KCN, cụm CN khi thiết kế nhà xưởng
- Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng khi thiết kế nhà xưởng.
1.2. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở
Bao gồm:
- Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
- Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ của mỗi nhà xưởng;
- Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
- Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực
2. Hồ sơ kỹ thuật thi công nhà xưởng
Hồ sơ kỹ thuật thi công nhà xưởng là bản vẽ chi tiết, cụ thể hóa các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng, chi tiết cấu kiện theo quy chuẩn, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai công trình.
Như vậy, hồ sơ thiết kế nhà xưởng công nghiệp sẽ bao gồm:
- Mặt bằng tổng thể công trình
- Mặt bằng sơ đồ công nghệ, công trình phụ đi kèm
- Hồ sơ phối cảnh kiến trúc nhà xưởng
- Hồ sơ kết cấu khung kèo
- Hồ sơ kỹ thuật điện nước
- Hồ sơ phòng cháy chữa cháy, xử lý nước thải
- Hồ sơ bể nước ngầm
Lý do bạn nên chọn Wedo là đơn vị tư vấn thiết kế nhà xưởng
Là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn thiết kế nhà xưởng công nghiệp, tư vấn giám sát, thẩm ta dự án, lập dự toán công nghiệp; thi công nhà xưởng, Wedo được đánh giá là một trong những đơn vị thiết kế công trình công nghiệp chuyên sâu hàng đầu. Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm, đều có chứng chỉ hành nghề, mỗi dự án nhà máy mà chúng tôi đảm nhận luôn đảm bảo tính khoa học và hiệu quả kinh tế tối đa cho chủ đầu tư.
Thiết kế nhà xưởng bao bì tại Hải Phòng
Tìm hiểu thêm: Thiết kế nội thất không gian nhà “ôm trọn” cả rừng nhiệt đới mini
Thiết kế nhà xưởng lắp ráp xe máy tại Hưng Yên
>>>>>Xem thêm: Phong thủy hàng rào những điều cấm kỵ trong xây dựng tường quanh nhà
Mỗi dự án tiếp nhận đều có quy trình làm việc khoa học, theo các bước cụ thể, đảm bảo tối đa tiết kiệm thời gian và tính hiệu quả công việc cho hai bên.
Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tiến hành khảo sát chi tiết
Bước 2: Thiết kế tổng mặt bằng theo sơ đồ công nghệ, hồ sơ xin phép xây dựng
Bước 3: Thiết kế phối cảnh công trình
Bước 4: Triển khai kết cấu điện, nước, công nghệ và kết cấu kỹ thuật liên quan
Bước 5: Bàn giao hồ sơ cho chủ đầu tư
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn thiết kế nhà xưởng công nghiệp trọn gói, Wedo có gói hỗ trợ các doanh nghiệp lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà máy theo yêu cầu. Với uy tín và chuyên môn vững, hàng loạt nhà máy với thương hiệu Wedo đã và đang trải dài khắp 3 miền đất nước.