Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

Rate this post

Mẫu cửa nhôm kính là một trong những mẫu cửa được lắp đặt nhiều nhất cho các công trình, từ dân dụng, công nghiệp đến các dự án khách sạn, văn phòng, … So với mẫu cửa gỗ, thị phần sử dụng mẫu cửa này có phần chiếm ưu thế, từ thành thị cho đến nông thôn, sự xuất hiện của mẫu cửa này ngày càng phổ biến về quy  mô và mẫu mã.

Bạn đang đọc: Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

Vậy cửa nhôm kính là gì? Chúng có những ưu điểm và được phân loại như thế nào? Hãy cùng Wedo tìm hiểu kỹ trong bài viết này nhé.

1. Cửa nhôm kính là gì?

Giống như tên gọi của nó, cửa nhôm kính hay còn gọi là cửa kính khung nhôm, là loại cửa được làm từ hai vật liệu chính là kính và thanh nhôm profile định hình.

Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

Loại mẫu cửa được ưa chuộng nhiều tại Việt Nam

Cửa nhôm kính có phần khung nhôm bên ngoài để nâng đỡ, chịu lực, bảo vệ và cố định phần kính ở bên trong. Từ đó giúp hiệu quả thẩm mĩ, công năng sử dụng và độ bền được đảm bảo.

Cửa được ứng dụng rộng rãi, từ cửa chính, cửa sổ, cửa ban công, cửa thông phòng. Được nhiều kiến trúc sư ưa thích sử dụng khi lên phương án thiết kế nhà.

2. Cấu tạo của cửa nhôm kính

Cấu tạo chính của cửa gồm có:

2.1. Thanh nhôm định hình Profile

Thanh Profile của cửa nhôm kính được cấu tạo bao gồm 2 phần đó là phần trong nhà và phần ngoài nhà được ghép lại với nhau thông qua công nghệ hợp chất nhựa cao su ADP cứng không giòn có tính đàn hồi và độ bền cao.

Các phần trong và phần ngoài của thanh Profile nhôm để cấu tạo cửa nhôm kính được chia thành nhiều hộp, làm tăng khả năng bền vững cách nhiệt và cách âm hiệu quả. Phần bên trong thì được sơn mạ tĩnh điện cao cấp. Bề mặt phần bên ngoài được xử lý nhám sần giúp lớp sơn mạ tĩnh điện bám chắc.

Lớp liên kết cao su nhựa cứng ADP đã được ghép trước khi sản xuất theo đơn đặt hàng để tạo thành thanh Profile 2 màu rồi mới được cắt ghép để tạo thành bao gồm – cửa đi mở trượt chất lượng.

Điểm nổi bật trong cấu tạo khung nhôm đó là các góc liên kết cửa được bắt bằng ke nhôm chữ L, liên kết với nhau bằng vít hoặc bấm hãm hai chiều để tăng độ vững chắc ổn định cho góc cửa. Độ cứng chắc của cửa sẽ giúp cửa chịu lực một cách tốt nhất.

Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

Cấu tạo từ mặt cắt chi tiết

2.2. Kính

Phần kính là phần trung tâm của cửa có thể được làm bằng kính trắng, kính màu, kính cường lực hoặc kính phản quang…với độ dày khác nhau từ 2 – 12mm. Tùy thuộc vào chi phí, đặc trưng kỹ thuật và mức độ an toàn của từng loại cửa kính để bạn lựa chọn loại kính cho thật phù hợp. Các loại kính dùng để làm cửa nhôm kính phổ biến hiện nay gồm có:

  • Kính thường: loại kính có độ dày 4ly, 5ly, 8ly, 10ly…
  • Kính dán an toàn: loại kính có lớp phim dán an toàn, khi vỡ vẫn tạo thành mảng liên kết, đảm bảo an toàn có độ dày 6.38ly, 8.38ly, 10.38ly….
  • Kính cường lực: loại kính được tôi luyện ở nhiệt độ cao, khi vỡ sẽ thành các hạt ngô, không có cạnh sắc nhọn, có độ dày 5ly, 6ly, 8ly, 10ly, 12ly…
  • Kính hộp: loại kính này sẽ gồm các độ dày phổ biến là 5*9*5; 4*9*4; 5*6*5; 4*6*4 
  • Về màu sắc của kính đa phần là màu xanh lá, xanh đen, trắng trong suốt….cùng nhiều màu sắc khác nhau theo yêu cầu của khách hàng.

2.3. Gioăng cao su

Gioăng cao su trong cấu tạo cửa nhôm kính được lắp tại tất cả các điểm tiếp xúc kính, tiếp xúc đóng, mở để tạo cho cửa kín độ khít hoàn toàn, giúp cho quá trình vận hành êm ái.

2.4. Hệ phụ kiện đi kèm

Hệ phụ kiện không thể thiếu để đảm bảo chức năng vận hành, chức năng thẩm mĩ của mẫu cửa nhôm kính.

Hệ phụ kiện kim khí:  được sử dụng phổ biến là loại khóa chốt đa điểm, hệ phụ kiện cửa mở quay, mở trượt, xếp… Bản lề được dùng thường là bản lề 3D đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ.

Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

Một số phụ kiện kim khí

  • Gioăng cao su: Gioăng cao su có công dụng đàn hồi giúp cửa được kín khít, mở ra – đóng lại êm, nhẹ nhàng không có tiếng động, cách âm, cách nhiệt cho căn phòng.
    Gioăng cao su được tạo nên từ những sợi chỉ cao su và tùy thuộc vào loại nhôm mà gioăng có các kích cỡ, kết cấu khác nhau như: gioăng 5, gioăng 6, gioăng 7, gioăng 9, gioăng cho hệ nhôm Xingfa, gioăng cho hệ nhôm Việt Pháp….
  • Keo Silicon: Để gắn kết khung nhôm với kính người ta thường dùng gioăng cao su chèn vào phần khe hở giữa nhôm và kính. Tiếp đến sẽ bắn keo silicone nhằm biến khung kính thành một khối vững chắc. Trong đó keo silicone là một hợp chất tổng hợp được sản xuất từ silicone nguyên sinh kết hợp cùng các chất xúc tác và phụ gia đặc biệt. Đặc điểm hóa học của loại keo này là khi để trong lọ thì nó có dạng hồ lỏng nhưng khi bơm ra ngoài tiếp xúc với không khí thì keo sẽ chuyển sang dạng rắn và có tính đàn hồi như cao su.

3. Các loại thanh nhôm định hình được sử dụng làm cửa

Phần khung nhôm được ví như một bộ xương – là bộ phận rất quan trọng của cửa nhôm kính. Khung nhôm có tính bền vững lại có khối lượng nhẹ hơn so với các chất liệu khác và đặc biệt có thể kéo qua kéo lại tùy theo mục đích sử dụng.

Ngoài chất liệu hợp kim nhôm thì phần khung nhôm còn được mạ hoặc sơn tĩnh điện nhằm bảo vệ cho khung nhôm tránh sự tác động của thời tiết và mang đến nét đẹp thẩm mỹ cho cả công trình. 

Khung nhôm định hình sử dụng làm cửa nhôm kính phổ biến hiện nay chia thành các hệ cơ bản sau: hệ nhôm thường, hệ nhôm Việt Pháp, hệ nhôm Xingfa và hệ nhôm PMA. Mỗi loại sẽ mang những đặc điểm nổi bật riêng biệt, tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng để lựa chọn hệ nhôm phù hợp nhất.

3.1. Khung nhôm thường

Khung nhôm thường tức là loại khung nhôm không có các gân cứng và không được chia thành những hệ riêng biệt cho các dạng cửa khác nhau như cửa mở trượt, cửa mở quay, cửa mở lật…Mà đó là những thanh nhôm được bán sẵn sau đó thợ thi công nhôm kính phải tự chế rồi ghép lại với nhau thành cửa kính khung nhôm. Các thanh nhôm được cắt và liên kết với nhau thông qua khe nhôm sau đó được bắt lại bằng vít rút.
 

Những thanh profile cửa nhôm thường sẽ có các kích thước: 13*26, 25 *50, 25*76, 50*90…. Khung nhôm thường có màu sắc khá đa dạng như màu trắng sứ, màu đen, vân gỗ….tạo nên nét đẹp độc đáo cho công trình. Do cấu tạo không phải là nhôm hệ cho nên giá thành của nhôm thường cũng thấp hơn so với một số loại hệ nhôm cao cấp khác.

3.2. Khung nhôm hệ Xingfa

Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

Hệ khung nhôm Xingfa

Nhôm Xingfa được giới chuyên môn đánh giá là dòng sản phẩm khá cao cấp được sản xuất tại Trung Quốc. Hiện nay dòng nhôm này đã có mặt tại rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
Nhôm Xingfa được sản xuất với với công nghệ sản xuất thanh profile nhôm hiện đại sau đó dùng máy ép góc để ép các góc lại với nhau rồi sau đó bắn vít và bơm keo.

Nhôm Xingfa có 3 loại hệ để làm cửa nhôm kính bao gồm nhôm Xingfa hệ 93, nhôm Xingfa hệ 55 và nhôm Xingfa hệ 65. Trong đó:

+ Nhôm Xingfa hệ 93 là loại hệ được dùng để cửa trượt nhôm kính ( cửa lùa)

+ Nhôm Xingfa hệ 65 được dùng để làm hệ vách kính mặt dựng

+ Nhôm Xingfa hệ 55 được dùng làm cửa đi hay còn gọi là cửa quay nhôm kính

3.3. Khung nhôm hệ Việt Pháp

Nhôm hệ Việt Pháp là hệ nhôm cao cấp được sản xuất tại Việt Nam bằng công nghệ sản xuất thanh profile nhôm của Pháp. Đây được đánh giá là công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại nhằm mang đến chất lượng khung nhôm kính tốt nhất cho các công trình.

Nhôm hệ Việt Pháp gồm có 3 loại hệ để làm cửa nhôm kính đó là hệ 2600, hệ 1100, hệ 4400 và hệ 450. Trong đó:

+ Hệ nhôm Việt Pháp 2600: là loại hệ được dùng trong thiết kế dạng lùa hoặc mở trượt. Nghĩa là loại cửa được mở ra bằng cách kéo qua hai bên nhằm tận dụng tối đa không gian.

+ Hệ Việt Pháp 4400: Loại hệ này thường được dùng làm cửa đi mở quay, cửa sổ mở quay hoặc cửa sổ mở hất.

Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

Hệ nhôm Việt Pháp

+ Hệ Việt Pháp 1100: là hệ nhôm chuyên làm vách kính mặt dựng cho các văn phòng, tòa nhà, trụ sở…nhằm mang đến nét đẹp hiện đại và độc đáo cho công trình. Vách mặt dựng nhôm kính gồm có hai loại phổ biến nhất là vách mặt dựng dấu đố và vách mặt dựng lộ đố.

+ Hệ Việt Pháp 450: Là loại thanh nhôm có đối to, bản nhôm rộng thường được dùng làm cửa đi nhôm quay cho cửa lớn. Loại hệ này mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ độc đáo và độ chắc chắn cao cho hệ thống cửa nhôm kính.

3.4. Khung nhôm PMA

Là một dòng nhôm mới của công ty TNHH SX và TM ATC Việt Nam sản xuất. Tuy là dòng nhôm mới nhưng hệ nhôm này có tính ưu việt khá cao như độ dày nhôm dao động từ 1.3mm – 1.6mm, bản nhôm rộng, có gân tăng cứng, phụ kiện PMA đồng bộ, dùng ke ma thuật để thi công….

Nhôm PMA chỉ có một hệ duy nhất là hệ 55 được áp dụng làm rất nhiều khung nhôm kính như cửa nhôm kính, vách dựng nhôm kính, vách nhôm kính…..Nhôm PMA cao cấp với hệ 55 còn được dùng để làm cửa lùa và cửa mở quay.

4. Phân loại các loại cửa nhôm kính

Cửa nhôm kính được phân loại dựa theo nhiều yếu tố, tiêu chuẩn để đánh giá và nhận diện. Một số các phân loại cửa phổ biến hiện nay đó là:

4.1. Phân theo chủng loại nhôm 

Phân loại theo chủng loại nhôm gồm có các loại cửa kính cơ bản sau:
 

Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

Mẫu cửa nhôm mở quay

  • Cửa nhôm kính cao cấp Xingfa
     
  • Cửa cao cấp Việt Pháp
     
  • Cửa nhôm AG, cửa nhôm kính PMI, cửa nhôm kính PMA, cửa nhôm kính Zhongkai…
     

4.2. Phân loại cửa nhôm kính theo kiểu mở cửa

Phân loại theo phương pháp mở sẽ bao gồm các loại cửa phổ biến sau:
 

  • Cửa mở hất
  • Cửa mở quay
  • Cửa mở lùa, mở trượt
  • Cửa mở xếp gấp           

4.3. Phân loại theo chức năng sử dụng cửa

Phân loại theo chức năng sử dụng cửa cửa kính có những loại phổ biến sau:

  • Cửa chính 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh, 6 cánh
  • Cửa sổ nhôm kính
  • Cửa ban công
  • Cửa thông phòng

Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

Mẫu cửa mở xếp gấp

4.4. Phân loại cửa nhôm kính theo loại kính đi kèm

Nếu phân loại theo loại kính sử dụng, thì cửa có những loại sau:
   

  • Cửa nhôm dán kính an toàn
     
  • Cửa nhôm dùng kính cường lực
     
  • Cửa nhôm dùng kính hộp
     
  • Cửa nhôm kính thường

 4.5. Phân loại cửa nhôm kính dựa theo màu sắc khung nhôm

Nếu phân loại theo màu sắc khung nhôm gồm có các loại cửa nhôm kính cơ bản sau:

  • Cửa màu trắng sứ
     
  • Cửa màu đen
     
  • Cửa màu vân gỗ
     
  • Cửa màu cà phê…..

Với mẫu cửa đa dạng, màu sắc nhã nhặn, có nhiều kiểu dáng lựa chọn theo nhu cầu công trình, cửa nhôm kính đang dần trở thành người vệ sỹ trung thành của mỗi ngôi nhà.

Vậy ưu điểm nào làm nên thế mạnh, để cửa nhôm kính luôn là lựa chọn số 1 hiện nay trong mỗi ngôi nhà Việt?

5. Ưu điểm của cửa nhôm kính

Sở hữu những ưu điểm lớn, thích hợp với điều kiện thời tiết và thị hiếu của người Việt, cửa nhôm kính đã khẳng định được vị trí của mình trong thiết kế nha ở nói chung và hoàn thiện không gian thiết kế nội thất nói riêng.

Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

Cửa có nhiều ưu điểm nổi trội

5.1. Tính thẩm mỹ cao

Cửa mang lại sự sang trọng, hài hòa, làm nổi bật ngoại thất ngôi nhà của gia đình. Kiểu dáng cửa linh hoạt, có thể phối hợp cùng với các họa tiết hoa sắt nghệ thuật tạo phong cách cổ điển, hoặc đường nét thanh mảnh hiện đại, tạo nên giá trị độc đáo cho kiến trúc. Màu sắc, kiểu dáng tinh tế, được lựa chọn phù hợp theo nhu cầu và ý tưởng thiết kế, do đó nhiều ngôi nhà trở nên nổi bật và hoàn hảo hơn khi có sự tham gia của hệ cửa nhôm kính.

5.2. Tính ổn định cao

 Cửa bền đẹp thích hợp với mọi điều kiện thay đổi của thời tiết do tính chất chống nhiệt chống nước. Không chịu tác động của thời tiết như cửa gỗ, không bị ảnh hưởng bởi nắng gió như cửa nhựa. Cửa nhôm kính có tuổi thọ rất cao do vật liệu này không bị ôxy hoá, không bị lão hoá hay vàng trong điều kiện bức xạ mặt trời và mưa axit.

Cửa được làm từ nhôm kính có tính ổn định bởi cửa luôn giữ được độ chuẩn xác của cấu trúc và vẻ đẹp ban đầu trong suốt thời gian sử dụng.  Sự ăn khớp giữa khuôn và cánh cửa luôn đảm bảo độ kín, khít, giữ nhiệt cho căn phòng của bạn ấm về mùa đông và mát về mùa hè. Không giống như cửa được làm từ gỗ dễ bị cong vênh, co rút lại sau một thời gian sử dụng trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

Cửa dễ sử dụng và thay thế sữa chữa hơn cửa gỗ

5.3. Dễ dàng sử dụng và thay thế

Cửa nhôm kính chống bám bẩn nên vết bẩn bám trên cửa nên rất dễ lau chùi. Trong việc sửa chữa, thông thường cửa nhôm kính hư hỏng là do tác nhân vật lý mà cụ thể là lực mạnh trực tiếp tác động vào làm biến dạng khung nhôm hoặc vỡ nứt kính. Với kính chỉ cần thay phần ô bị hỏng vỡ là có thể sử dụng tiếp, còn với phần nhôm nếu bị biến dạng có thể gò lại hoặc thay thế. Đây là tính chất nổi bật của cửa nhôm kính khác biệt hoàn toàn với cửa làm từ vật liệu khác.

5.4. Khả năng chống cháy tốt

Cả phần khung và kính đều có thể chịu ở nhiệt độ rất cao mà không bị nóng chảy. Làm giảm tối đa sự lan chuyền cửa ngọn lửa khi có biến cố xảy ra. Với nhiệt độ gần 1000oC, thanh nhôm chỉ biến dạng mà không bén cháy, kính không bị tác động bởi nhiệt độ này loại bỏ hẳn quá trình phát tán ngọn lửa qua cửa.

5.5. Cách âm cách nhiệt tốt

Cửa bao gồm cả các linh kiện như khung nhựa định hình, hộp kính, gioăng,… được thiết kế  sử dụng nhằm mục đích đạt hiệu quả về việc cách âm, cách nhiệt cao nhất, vượt xa các loại cửa làm từ những vật liệu truyền thống như gỗ, nhựa.

Đi kèm với khả năng cách âm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, cửa nhôm còn có khả năng cách nhiệt gấp từ 2 – 4 lần so với các loại cửa thông thường. Với điều kiện khí hậu lạnh mùa đông, nóng mùa hè ở Việt Nam, sử dụng cửa nhôm sẽ giúp tiết kiệm điện năng sưởi ấm và làm mát căn phòng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng.

Với tác dụng cách âm, cách nhiệt cửa kính khung nhôm tạo cho bạn không gian yên tĩnh hơn, tránh các tác động từ khí hậu bên ngoài đem đến cho người sử dụng không chỉ hiệu quả kinh tế mà còn về mặt tinh thần.

6. Ứng dụng thực tế của cửa nhôm kính trong kiến trúc xây dựng dân dụng

6.1. Mẫu biệt thự

Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

Biệt thự tân cỏ điển sử dụng mẫu cửa nhôm Xingfa màu đen
Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?
Biệt thự tân cổ điển sử dụng mẫu cửa màu vân gỗ
Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?
Hệ cửa nhôm mở trượt được lắp đặt cho biệt thự hiện đại

Tìm hiểu thêm: Kiêng kỵ khi bố trí bàn thờ chung cư không phải ai cũng biết

Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?
Cửa nhôm sang trọng và cao cấp tạo thiện cảm cho không gian ngoại thất
Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?
Hệ cửa nhôm kính được trang bị cho toàn bộ hệ thống cửa

6.2. Mẫu nhà cấp 4 sử dụng cửa nhôm kính

Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

Cửa nhôm vân gỗ kết hợp hài hòa với cửa gỗ tạo vẻ đẹp cho nhà cấp 4
Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?
Không gian đón nhận được nhiều ánh sáng
Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?
Biệt thự 1 tầng mái thái trở nên ấn tượng và hoành tráng hơn
Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?
Tính hiện đại khơi gợi một không gian sống tiện nghi
Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?
Ngôi nhà có sự trở mình với sự xuất hiện của cửa nhôm

6.3. Mẫu nhà phố

Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

Mặt tiền nhỏ hẹp trở nên thoáng đãng với cửa kính
Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?
Kiến trúc trở nên tiện nghi và sang trọng hơn
Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?
Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và nội thất đem lại không gian sống hoàn hảo
Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?
Giải pháp xử lý mặt tiền đơn giản cho những ngôi nhà phố hình hộp
Tại sao kiến trúc sư ưa thích cửa nhôm kính khi thiết kế nhà?

>>>>>Xem thêm: Chọn đèn treo tường pha lê cao cấp cho không gian sống

Sự thanh thoát nhẹ nhàng tạo điểm nhấn từ hệ cửa kính đơn giản

Từ những ưu điểm lớn, cửa nhôm kính đã vươn mình khẳng định vị trí ưu ái, trở thành một người vệ sĩ trong triệu ngôi nhà Việt. Là giải pháp thẩm mĩ, kinh tế để hoàn thiện kiến trúc đẹp cho nhiều ngôi nhà.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *