Tồn tại song song cùng với mô hình nhà xưởng bê tông cốt thép, nhà xưởng khung thép với những ưu điểm vượt trội, đang trở thành xu hướng của ngành xây dựng công nghiệp. Vậy nhà xưởng khung thép là gì, cấu tạo như thế nào, thi công ra sao? Hãy cùng Wedo tìm hiểu trong bài viết ngắn dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Thi công nhà xưởng khung thép với quy trình đơn giản
Contents
Nhà xưởng khung thép là gì?
Nhà xưởng khung thép hay còn gọi là nhà khung thép tiền chế là loại nhà xưởng có kết cấu từ các cấu kiện thép, được sản xuất sẵn theo thiết kế và được kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng trước khi được trở ra công trường để lắp ghép.
Nhà xưởng khung thép được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, thường được sử dụng làm nhà xưởng sản xuất, nhà kho, văn phòng, siêu thị,… Xuất hiện nhiều ở các khu công nghiệp lớn và nhỏ. Hiện nay nhu cầu xây dựng nhà xưởng khung thép đang ở mức độ cao, cao hơn rất nhiều so với nhà xưởng bê tông cốt thép. Sở dĩ có sự chọn lựa này là do nhà xưởng khung thép có nhiều ưu điểm.
Ưu điểm khi xây dựng nhà xưởng khung thép
- Tiết kiệm chi phí đầu tư: Một điều hiển nhiên có thể nhận thấy chính là chi phí đầu tư xây dựng nhà xưởng khung thép thấp hơn nhiều so với nhà xưởng bê tông cốt thép. Do được lắp đặt bằng các cấu kiện thép sản xuất sẵn ở nhà mày, cho nên chi phí vật liệu xây dựng và chi phí nhân công thi công không chiếm quá nhiều, từ đó tiết kiệm kinh phí tối đa.
- Tiến độ thi công nhanh chóng: Ngành công nghiệp sản xuất cần đẩy nhanh tiến độ, sử dụng nhà xưởng tiền chế, lắp ghép theo công đoạn kỹ thuật, thời gian thi công móng được tiến hành song song với công đoạn sản xuất cấu kiện thép. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, lắp ráp nhanh chóng , có thể đẩy nhanh và hoàn thành đúng tiến độ. Chứ không như nhà xưởng bê tông cốt thép, phải chờ và tiến hành lần lượt từng hạng mục.
- Kết cấu gọn nhẹ: Không chiếm nhiều không gian như bê tông cốt thép, việc sử dụng khung thép giúp tiết kiệm không gian nhà xưởng, đồng thời giúp giảm trọng lực, tải trọng dồn xuống móng chỉ còn có 30%, do đó cải tiến biện pháp thi công đơn giản hơn.
- Khả năng chịu lực cao: Do được cấu tạo từ các cấu kiện thép hình chữ U, I, H, … được kiểm soát chất lượng theo công nghệ cao từ nhà máy sản xuất, cho nên có thể chịu lực cao, khả năng biến dạng do tác động ngoại lực là cực thấp
- Khả năng chống ẩm mốc cao: Nhà khung thép có khả năng cách nước tốt do sử dụng hế thống mái mối đứng, có thành phần thoát nước và diềm mái không đọng nước. Tránh được tình trạng dột nước và thấm nước vào xưởng.
- Linh hoạt và tiện lợi: Khung thép được sản xuất đồng bộ tại xưởng, sau đó đem đến lắp ghép tại công trình, cho nên nhà xưởng khung thép có tinh linh hoạt và tiện lợi khi di chuyển địa điểm xưởng, hoặc mở rộng quy mô xưởng mà vẫn có thể tận dụng khung xương kết cấu, tháo lắp dễ dạng và thuận tiện.
- Thân thiện với môi trường: nhà xưởng khung thép sử dụng cấu kiện công nghệ cao tại nhà máy, vật liệu thi công hoàn thiện đơn giản, an toàn với môi trường xanh.
So với nhà xưởng bê tông cốt thép, nhà xưởng khung thép xây dựng nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn, tuy nhiên độ bền của nhà xưởng có tính tương đối hơn nhà xưởng bê tông cốt thép. Trong quá trình sử dụng cần phải kiếm tra, bảo dưỡng định kỳ, tránh để hư hỏng khối cấu kiện chịu lực.
Các bộ phận chính của nhà xưởng khung thép
Nếu nói một cách khái quát nhà xưởng khung thép có 4 phần chính là
- Phần ngầm: kết cấu móng (móng bê tông cốt thép, móng đơn, móng băng, móng bè theo địa hình địa chất khu vực xây xưởng)
- Phần thân: cột, dầm cầu trục, hệ giằng cột, hệ cột sườn tường
- Phần mái: dàn mái (dàn vì kèo), dầm mái, hệ giằng mái, hệ kết cấu cửa mái, hệ xà gồ (đối với mái nhẹ)
- Kết cấu khung ngang: là kết cấu chịu lực chính bao gồm các bộ phận móng, cột, dầm xà hoặc dàn vì kèo
Xét về chi tiết cấu tạo của nhà xưởng được làm bằng khung thép, sẽ bao gồm:
Phần móng: tác dụng của phần móng là truyền tải trọng lượng của công trình xuống nền đất bên dưới. Nhà xưởng khung thép cũng sử dụng hệ móng bằng bê tông cốt thép.
Bu lông móng: tác dụng của bu lông móng chính là liên kết phần móng bằng bê tông cốt thép với các cột thép hình. Quá trình lắp đặt bu lông móng cần phải đảm bảo chính xác tuyệt đối vì nó có ảnh hưởng đến việc lắp đặt các cấu kiện dầm, cột.
Cột: cột trong các công trình nhà xưởng có cấu tạo từ thép, thường dùng nhất là cột hình chữ H, ngoài ra còn có cột hình tròn sử dụng cho một vài công trình đặc biệt.
Dầm: phổ biến nhất là dầm có hình chữ I.
Vi kèo: trong các công trình nhà xưởng bằng khung thép tiền chế, vi kèo được tạo ra để vượt những nhịp lớn có độ lớn từ 30-50m. Vi kèo có thể được cấu tạo từ dầm thép hình tiết diện thay đổi hoặc dạng dàn.
Xà gồ: có nhiều loại xà gồ được sử dụng để tạo nên những công trình nhà xưởng khung thép. Xà gồ có thể là dạng chữ C, chữ Z hoặc chữ U. Chiều dài và chiều cao của xà gồ phụ thuộc vào các bước cột và tải trọng của công trình. Khoảng cách thông thường là từ 1 – 1,4m.
Tìm hiểu thêm: Đê mê trước mẫu thiết kế căn hộ 120m2 3 phòng ngủ tân cổ điển
Mái nhà xưởng:
+ Mái tôn: mái tôn được dùng phổ biến trong các công trình nhà xưởng khung thép. Để đảm bảo tính cách nhiệt và chống ồn, phần mái tôn sẽ được cấu tạo thêm một lớp bông thủy tinh hoặc lớp cách nhiệt.
+ Tấm lợp sáng: tấm lợp sáng và mái tôn giống nhau về mặt hình dáng nhưng khác biệt trong chức năng. Cụ thể là tấm lợp sáng được dùng để hấp thu ánh sáng ban ngày nhằm tiết kiệm điện năng chiếu sáng cho công trình.
Cửa trời: thiết kế trên mái, nhiệm vụ chính là thông gió và lấy sáng.
Tường bao xung quanh: là phần không thể thiếu của các công trình nhà xưởng bằng khung thép tiền chế. Tường bao có thể là tường gạch, tường bê tông.
Thưng: thưng là phần che xung quanh nhà xưởng tính từ phần tường xây lên mái tôn, tấm panel, alu…
Giằng: gồm giằng mái, giằng xà gồ, giằng đầu hồi. Mục đích của nó là tăng khả năng liên kết cho các bộ phận của công trình, đảm bảo tính ổn định của toàn bộ kết cấu khung trong thời gian xây dựng và sử dụng nhà xưởng khung thép.
Mái canopy: hệ mái canopy là mái sảnh, mái che mặt tiền của nhà xưởng, cho phép khách hàng được lợp thêm một lớp tôn, kính hoặc ốp tấm alumium cho công trình.
Máng thu nước, ống thoát nước: máng thu sẽ được đặt dọc 2 bên mái để nước mưa có thể chảy dễ dàng từ mái tôn xuống, trong khi đó nhiệm vụ của ống thoát nước là thoát nước từ máng nước để đưa xuống hệ thống cống thoát nước.
Cột thu lôi: cột thu lôi được sử dụng để thu sét xuống mặt đất, đảm bảo an toàn cho công trình và trang thiết bị máy móc được đặt bên trong.
Quy trình thi công nhà xưởng khung thép
Nhà xưởng khung thép hoàn thành qua 3 giai đoạn là thiết kế, gia công cấu kiện và thi công lắp dựng tại công trình.
Cụ thể các bước thi công nhà xưởng khung thép bao gồm 4 bước sau:
Thi công phần nền móng và lắp đặt bu lông chờ
Bước này tương tự nhà bê tông cốt thép, chúng ta sẽ phải thi công phần móng và nền. Các loại móng có thể lựa chọn là móng đơn, móng băng hoặc móng cọc. Trước khi đổ nền chúng ta cần định vị chính xác bu lông neo bộ khung thép để chờ các bước tiếp theo.
>>>>>Xem thêm: Chọn ra 5 mẫu gạch lát sân vườn đẹp cho khuôn viên gia đình
Sản xuất các cấu kiện tại xưởng
Đồng hành với bước 1 thì quá trình gia công sản xuất các cấu kiện kết cấu thép cũng đang được tiến hành độc lập tại xưởng, để ngay sau khi hoàn thiện phần móng ổn định, có thể tiến hành lắp dựng cấu kiện ngay tại công trình.
Lắp dựng khung kết cấu thép và hệ bao che
Sau khi hoàn thành xong phần móng, nền và hệ thống khung thép thì quá trình lắp giáp sẽ được tiến hành với sự hỗ trợ của cần cẩu. Các cấu kiện sẽ được tiếp nối với nhau nhờ hệ thống bu lông chịu lực cực tốt. Hệ thống khung kết cấu, mái và hệ bao che sẽ được lắp đặt hoàn thiện.
Lắp đặt hệ thống điện, gió, nước và hoàn thiện ngôi nhà
Bước sau cùng là hoàn thiện hệ thống điện nước và tường ngăn (có thể xây gạch hoặc vật liệu thay thế khác cho phù hợp như thạch cao, vách ngăn), ốp, lát nền,…
Với quy trình thi công nhanh, nhiều ưu điểm, chi phí thấp, nhà xưởng khung thép sẽ là giải pháp đầu tư khoa học cho nhiều doanh nghiệp. Hãy liên hệ tư vấn nếu như doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu thiết kế thi công nhà xưởng.