Thiết kế phòng bếp cho nhà ống như thế nào mới chuẩn?

Thiết kế phòng bếp cho nhà ống như thế nào mới chuẩn?
Rate this post

Với những mẫu thiết kế nhà phố, nội thất được xem là một trong những giải pháp quan trọng để có thể giúp chủ đầu tư có không gian sống khoa học hơn. Không gian nội thất không thể bỏ qua trong quá trình hoàn thiện đó chính là thiết kế phòng bếp cho nhà ống. Phải thiết kế làm sao để không gian khoa học hơn, tiện lợi hơn mà vẫn tiết kiệm chi phí?

Bạn đang đọc: Thiết kế phòng bếp cho nhà ống như thế nào mới chuẩn?

Một vài đặc điểm của mẫu thiết kế nhà ống không thể bỏ qua khi thiết kế nội thất

Diện tích mặt tiền hẹp và chiều sâu dài

Diện tích mặt sàn khá khiêm tốn

Hạn chế về không gian mở cửa sổ và đón nhận ánh sáng tự nhiên

Mặt thoáng cũng như đón sáng chủ yếu lấy ở mặt tiền và mặt hậu

Thiết kế phòng bếp cho nhà ống như thế nào mới chuẩn?

Với những đặc điểm này, khi thiết kế không gian bếp nhà ống, bạn không thể bỏ qua những hạn chế này. Từ đó tìm giải pháp thiết kế sao cho khoa học cũng như có thể tận dụng tối ưu hoá không gian thiết kế.

Phương án giải quyết thiết kế không gian bếp nhà ống

Vậy để giải quyết những bất cập này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giải pháp thiết kế và bố trí phòng bếp nhà ống nhé.

Thiết kế phòng bếp liên thông với phòng ăn

Với những gia đình có diện tích sử dụng rộng, việc thiết kế phòng ăn và phòng bếp riêng biệt được xem là một giải pháp thiết kế mở rộng không gian sử dụng. Tuy nhiên với thiết kế nhà ống thì đây được xem là điều tối kỵ.

Thiết kế bếp nhà ống thường lựa chọn mẫu phòng bếp liền với phòng ăn. Thiết kế liền kề không gian mở sẽ giúp mở rộng không gian và tiết kiệm diện tích. Đồng thời chính kiểu thiết kế mở này có thể liên kết không gian đa chiều, từ đó kiến tạo nên một không gian sử dụng khoa học, đẹp mắt

Thiết kế phòng bếp với phòng ăn còn thu hẹp khoảng cách di chuyển của bà nội trợ, hạn chế sự di chuyển bất tiện của các thành viên. Thiết kế phòng bếp liền kề phòng ăn vì thế trở thành mẫu thiết kế không gian đơn giản nhưng được nhiều chủ đầu tư lựa chọn.

Thiết kế phòng bếp cho nhà ống như thế nào mới chuẩn?

Thiết kế phòng bếp liền kề với phòng khách

Thiết kế liền kề không gian phòng khách và phòng bếp sẽ giúp tối ưu hoá không gian, tận dụng tối đa diện tích sử dụng. Thiết kế liền kề phòng khách và phòng bếp được nhiều gia đình căn hộ chung cư và nhà phố lựa chọn.

Thiết kế liền kề này sẽ giúp thu ngắn khoảng cách về chiều sâu của nhà ống và mở rộng chiều ngang. Nếu muốn có sự riêng tư và thêm điểm nhấn, chúng ta có thể sử dụng vách ngăn hoặc thiết kế bình phong và tủ trang trí ngăn cách để tạo điểm nhấn.

Lựa chọn phong cách hiện đại để thiết kế nhà ống

Sử dụng phong cách thiết kế hiện đại sử dụng hoạ tiết đơn giản cùng với những khối hình học phẳng tạo nên không gian mở, tự do và gần gũi cho mẫu nhà phố. Đồng thời sự đơn giản trong kiểu dáng cũng như số lượng, giúp tiết kiệm chi phí thi công mà vẫn đảm bảo không gian sống tiện nghi.

Tìm hiểu thêm: 5 mẫu nhà 2 tầng mặt tiền 6m nông thôn được yêu thích nhất

Thiết kế phòng bếp cho nhà ống như thế nào mới chuẩn?

Nên lựa chọn kiểu tủ bếp hình chữ I, chữ L hoặc song song để tiết kiệm diện tích sử dụng. Đồng thời với kiểu dáng đơn giản, tận dụng không gian và thiết kế cao tường, không gian sinh hoạt của gia đình được mở rộng.

Kiểu dáng tủ bếp ảnh hưởng nhiều đến không gian thẩm mĩ chung của gian bếp, việc sử dụng những kiểu tủ bếp khoa học này sẽ tối ưu hoá diện tích, không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt tổng thể của không gian.

Ưu tiên sử dụng nội thất sáng màu

Diện tích hẹp lại sâu, khối hộp hình ống, do đó thiết kế phòng bếp cho nhà ống thường lựa chọn những gam màu sắc sáng trung tính để tăng hiệu ứng thẩm mĩ cũng như mở rộng và khơi nới không gian. Những gam màu sáng như màu trắng, màu be, màu vàng nhạt… với cách phối hợp khoa học theo công thức cũng như cấp độ hiệu ứng, kiến tạo nên sự tiện nghi.

Thiết kế phòng bếp cho nhà ống như thế nào mới chuẩn?

Những lưu ý khi thiết kế phòng bếp nhà ống chuẩn phong thuỷ

Để có thể sở hữu không gian sống và sinh hoạt tiện nghi cũng như khoa học, bạn không thể không quan tâm đến những yêu tố chuẩn phong thuỷ trong thiết kế. Kiến trúc sư với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đưa ra những lời khuyên, hy vọng sẽ giúp các bạn có thể hoàn thiện được không gian bếp đẹp, nuôi dưỡng dòng sinh khí tốt.

Thứ nhất: kiêng nhà bếp đối diện với nhà vệ sinh. Phòng bếp là không gian nấu ăn, cần phải đảm bảo sự sạch sẽ. Nếu thiết kế phòng bếp đối diện với nhà vệ sinh thì mùi hôi, khứ uế cũng như vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như không gian sinh hoạt.

Thiết kế phòng bếp cho nhà ống như thế nào mới chuẩn?

>>>>>Xem thêm: Bí quyết sở hữu mẫu nhà 2 tầng 80m2 tiết kiệm nhất

Thứ hai: Không đặt bếp gần với phòng ngủ, bởi mùi thức ăn và gia vị trong phòng bếp có thể bay vào trong phòng ngủ, khiến cho giấc ngủ của bạn không ngon.

Thứ ba: Tránh đặt hướng bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính, sẽ thu hút dòng vượng khí xấu, ảnh hưởng đến sinh khí âm – dượng của nhà phố.

Thứ tư: Không thiết kế bếp nấu gần bồn rửa, thuỷ và hoả tương khắc sẽ không tốt theo quan niệm phong thuỷ của người xưa.

Thiết kế nhà bếp thường được đặt ở tầng 1 và thiết kế liên thông với phòng khách, hoặc được ngăn cách bằng vách ngăn, cầu thang bộ. Toàn bộ chiều sâu sẽ được thu hẹp và hoá giải nếu bạn có thể sở hữu một bố cục mặt bằng khoa học. Do đó mỗi gia đình cần phải có sự cân nhắc cũng như tính toán chi tiết và cẩn thận để có thể tối ưu hoá diện tích và tiết kiệm không gian thiết kế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *