Xây nhà là việc quan trọng của đời người, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều thế hệ. Chính vì vậy việc xem xét đến các yếu tố phong thủy xây nhà là việc cần thiết.
Bạn đang đọc: [Tư vấn] Phong thủy xây nhà ở hiện đại
Nhận được nhiều câu hỏi liên quan, cũng như nhu cầu tư
vấn về phong thủy xây nhà, bài viết này, chúng tôi sẽ cùng tìm hiểu với các bạn
các yếu tố quan trọng cần phải tìm hiểu trước khi xây nhà.
MỤC LỤC
- 1 Phong thủy xây nhà có ý nghĩa gì
- 2 Phong thủy xây nhà ở
- 2.1 1. Vị trí
- 2.2 2. Hướng nhà
- 2.3 3. Mặt tiền ngôi nhà
- 2.4 4. Hướng cửa chính
- 2.5 5. Hướng bếp
- 2.6 6. Hướng phòng ngủ
- 2.7 7. Hướng phòng thờ
- 2.8 8. Phong thủy cầu thang
- 2.9 10. Kích thước cửa chính
- 2.9.1 Kích thước cửa hai cánh lệch nhau (1 cánh to, 1 cánh bé)
- 2.9.2 Kích thước cửa 2 cánh cân bằng.
- 2.9.3 Kích thước cửa 4 cánh không bằng nhau (2 cửa
chính và cửa phụ) - 2.9.4 Kích thước cửa 4 cánh bằng
nhau
Contents
Phong thủy xây nhà có ý nghĩa gì
Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng
của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa phúc của con người. Nó
không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt các yếu tố về địa hình địa
thế xung quanh nhà ở. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, cho nên
không thể xem thường.
Phong thủy là phương pháp khoa học, nghiên cứu các quy luật tác động của tự nhiên, đến cuộc sống của con người.
Thành công của mỗi người là sự kết hợp của 3 yếu tố: thiên thời,
địa lợi và nhân hòa. Trong đó, chính bản thân mỗi người có thể điều khiển được
2 vấn đề là: địa lợi và nhân hòa. Địa lợi chính là căn bản của Phong thủy
và nhân hòa chính là bản thân chúng ta. Như vậy, đã quá rõ ràng rằng chúng ta có
thể tự tạo ra sự may mắn và thành công cho bản thân mà không chỉ là “định mệnh”
do ông trời sắp đặt.
Đời người có 3 việc quan trọng
cần làm chính là lập gia thất, xây dựng sự nghiệp và xây nhà. Xây nhà chiếm
nhiều thời gian, kinh phí, ảnh hưởng trực tiếp đến không gian sống, do đó cần
chú ý kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây nhà. Việc này được gọi chung là
phong thủy xây nhà ở.
Phong thủy xây nhà ở
Muốn có một ngôi nhà đẹp, bạn cần có sự chuẩn bị. Những khâu chuẩn bị trước ngày thi công liên quan nhiều đến phong thủy nhà ở. Vậy phong thủy xây nhà ở thể hiện ở những yếu tố nào mà nó có tầm quan trọng, tác động sâu sắc đến dòng sinh khí, sự hình thành và thịnh vượng của ngôi nhà?
1. Vị trí
“Nhất vị nhị hướng”, câu nói cho thấy
tầm quan trọng của vị trí, đại hình ô đất ảnh hưởng đến tài lộc của ngôi nhà.
Nhà ở nên đặt ở những nơi có thế đất
cao, mặt hướng Thủy, lưng tựa sơn mới tốt mới có thể tụ khí.
Hình dạng mảnh đất tốt theo phong thủy
là đất vuông vắn, tránh méo mó, nhiều góc cạnh; giúp có được năng lượng cân
bằng, mang lại tài vận, an khang cho chủ nhà.
Trong trường hợp đất không được vuông vắn thì cần phải hóa giải
theo các cách: Đất hình thang (bên thẳng, bên lệch) nên xây nhà lệch sang 1 bên
có đường thẳng và chỉ nên chừa một lối nhỏ để đi, còn lại để làm sân vườn.
Không xây
nhà ở vị trí đất trước cao, sau thấp
Không xây nhà ở vị
trí đất cạnh ao hồ nhưng ở vị trí vòng ngoài của khúc cua sông (dòng chảy uốn
cong ra ngoài nhà) sẽ không tụ khí. Hoặc nhà có đường phản cung, cung đường
cong ra ngoài không ôm lấy nhà dễ trở thành thế bị cung tên (đường cong) chĩa
vào.
Không xây nhà ở gần
các vị trí không tốt: nghĩa trang, bệnh viện chùa miếu, đường tàu, đường trên
cao, các góc nhọn của đình chùa, nhà bên cạnh đâm vào nhà…
Không xây nhà đối diện
ngã ba đường đâm thẳng vào hay đối diện hay trong cùng của ngõ cụt.
2. Hướng nhà
Xác định hướng nhà là việc quan trọng trước khi lên kế hoạch xây dựng. Việc xác định hướng nhà có ý nghĩa quan trọng, mang yếu tố phong thủy để gia chủ có một ngôi nhà đẹp và thịnh vượng.
Cách xác định hướng nhà đơn giản nhất là
tuân theo Bát trạch. Dựa vào mệnh quái
của chủ nhà để chọn sao cho có hướng đất tốt nhất.
Gia chủ có mệnh quái Đông tứ mệnh (Thủy, Mộc, Hỏa) thì
hướng đất tốt là hướng đất Đông tứ trạch (hướng Bắc, Nam, Đông, Đông Nam)
Gia chủ có mệnh quái Tây tứ mệnh (Kim, Thổ) thì hướng
đất tốt là hướng đất Tây tứ trạch (hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc)
3. Mặt tiền ngôi nhà
Mặt tiền của ngôi nhà thường
được bố trí cửa chính, hướng bao quát sân, tường bao, cách bố trí không
gian trước nhà, có ảnh hưởng đến vận của
gia chủ khi sinh sống ở ngôi nhà đó.
Bố trí mặt tiền của ngôi nhà
được xem là cách hóa giải phong thủy quan
trọng, để di chuyển dòng vận khí, phân bổ năng lượng cho các không gian khác bên trong.
Mặt tiền chuẩn của ngôi nhà sẽ
thể hiện qua việc thiết kế và bố trí sân vườn
trước nhà. Khoảng sân vườn nhỏ sẽ giúp sinh khí tốt, và tránh những dòng
khí xung trực thẳng vào trong nhà qua cửa chính.
4. Hướng cửa chính
Hướng cửa chính có thể trùng với
hướng nhà hoặc không. Hướng cửa chính là hướng mà
có đường thẳng vuông góc với mặt ngang của cửa. Cửa chính thường nằm ở mặt tiền, phải mở về hướng hợp với tuổi
của chủ nhà, không mở tại nơi có con đường đâm thẳng vào nhà, tại vị trí cua
vòng cung ngược gấp khúc. Không mở tại nơi có góc nhọn chĩa vào cửa như góc mái
đình, góc tường nhọn nhà lân cận, không mở tại nơi thấp hơn đường đi trước cửa.
5. Hướng bếp
Tìm hiểu thêm: Decor sân thượng nhỏ cực “chill” với những món đồ đơn giản
Như vậy
hướng bếp sẽ luôn là hướng ngược với mặt người nấu, nói cách khác hướng bếp là
hướng lưng người nấu. Nếu lưng người nấu bếp quay về hướng nào thì đó chính là
hướng bếp.
Khi đã nắm rõ nguyên tắc chung
về hướng bếp thì dù bất cứ các loại bếp nào, dù bếp ga hay bếp từ, dù hồng
ngoại hay bếp than, dù truyền thống hay hiện đại, bạn vẫn có thể xác định chính
xác hướng bếp dễ dàng.
Nguyên tắc đầu tiên bạn cần nhớ trong phong thủy xây nhà, khi đặt bếp đó là tọa hung hướng cát, tức là đặt trên hướng xấu và nhìn về hướng tốt lành để xua đuổi điều xấu và mang lại may mắn cho gia đình. Còn hoả môn của bếp cần đặt ở hướng lành vừa trấn áp được khí hung vừa hút được khí lành.
Mỗi gia chủ đều có 4 hướng tốt
và 4 hướng xấu để đặt bếp tùy thuộc vào cung mệnh của mình, bởi vậy khi chọn
hướng bếp, bạn nên xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để có được hướng hợp phong thủy
nhất.
6. Hướng phòng ngủ
Phòng ngủ phải được đặt tại cung tốt nhìn về hướng tốt. Nhất tọa nhì hướng, vì chủ nhà là vật thể sống (mang tính dương nên phải được tọa trong phần cung tốt và nhìn về hướng tốt. Hướng giường ngủ là hướng ở chân giường, hướng này cần phải chọn sao cho khi phối hợp với mệnh chủ (người ngủ trên giường đó) phải ra được cát khí như Sinh khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị và tứ cát là tốt nhất.
Cung mệnh được tính dựa vào năm sinh âm lịch, bằng cách thực hiện các chữ
số trong ngày tháng năm sinh, sau đó chia cho 9, dư bao nhiêu sẽ đối chiếu với
bảng cung mệnh dưới để tìm ra cung mệnh chính xác nhất cho người cần tìm.
STT | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Nam | Khảm | Ly | Cấn | Đoài | Càn | Khôn | Tốn | Chấn | Khôn |
Nữ | Cấn | Càn | Đoài | Cấn | Ly | Khảm | Khôn | Chấn | Tốn |
Ví dụ nữ giới sinh năm 1995: lấy 1 + 9 + 9 + 5 = 24:9 =2 dư 6
Giường ngủ không được đặt phía trên bếp hoặc ban thờ, không đặt
giường ngủ dưới xà nhà, dầm nhà, quạt trần, đèn chùm, vật trang trí có góc nhịn
gây xát khí. không quay đầu giường ngủ ra trực tiếp của sổ, cửa đi, nhà vệ
sinh.
- Người mệnh Cấn nên đặt giường theo hướng Tây Bắc để gặp Thiên Y, hoặc hướng Tây Nam để gặp Sinh khí
- Người mệnh Khôn nên đặt giường về hướng Tây Bắc để mặt luôn nhìn về Sinh Khí hay Thiên Y
- Người mệnh Càn nên kê giường ở hướng Đông Bắc để gặp Thiên Y, hoặc theo hướng Tây để gặp Sinh Khí
- Người mệnh Đoài nên đặt giường hướng về phía Tây Bắc hoặc Tây Nam
- Người thuộc mệnh Ly nên đặt giường theo hướng Đông
- Người mệnh Chấn nên đặt giường ở hướng Nam hoặc Bắc
- Người mệnh Tốn nên đặt giường theo hướng Bắc hoặc Nam
- Người mệnh Khảm nên kê giường hướng Đông nam hoặc Đông
7. Hướng phòng thờ
Có một số nguyên tắc chung trong việc đặt bàn thờ. Theo phong thủy, đặt bàn
thờ cần phải “tọa cát hướng cát” tức là nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt
so với tuổi của gia chủ. Việc đặt bàn thờ đối diện cửa ra vào nếu thỏa mãn về
phương vị và hướng thì là một cách bố trí tốt về phong thủy.
- Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam.
- Không đặt bàn thờ ở hướng Tây Nam nhìn ra hướng Đông Bắc.
- Không đặt bàn thờ ở Đông Bắc nhìn hướng Tây Nam.
Tất nhiên, tùy theo gia chủ, bàn thờ cần có những vị trí đặt phù hợp theo
mệnh và theo phong thủy. Chẳng hạn như với gia chủ mệnh Đông tứ trạch thì bàn
thờ nên theo hướng Bắc (Khảm), Nam (Ly), Đông Nam (Tốn) hay Đông (Chấn); còn
với gia chủ mệnh Tây tứ trạch thì bàn thờ nên theo hướng Tây Bắc (Càn), Tây Nam
(Khôn), Tây (Đoài) hay Đông Bắc (Cấn).
Nhà vệ sinh là nơi giải quyết các vấn đề như
tắm rửa, đi đại tiện, tiểu tiện nên có nhiều uế khí nhất định trong nhà. Vì vậy
bạn cần hết sức lưu ý khi chọn hướng để đặt nhà vệ sinh. Nên tìm hiểu để quyết
định xây ở vệ sinh ở đâu, thiết kế như thế nào để vừa tránh các khí xấu, vừa
góp phần mang đến sức khỏe và may mắn cho gia đình.
Theo nguyên tắc phong thủy xây nhà thì phòng thờ nên “tọa hung hướng cát” thì nhà vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu để nhìn về hướng tốt. Tránh đặt vào những hướng cát tường như sanh khí, phước đức, phục vị và thiên y sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia mạng, sức khỏe và sự may mắn. Để cho nhà vệ sinh phong thủy át được những điều không tốt nên đặt ở hướng Tây Bắc và hướng Đông để đem lại may mắn và sức khỏe.
8. Phong thủy cầu thang
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp 3 mẫu thiết kế nhà hàng khung thép tiền chế đẹp hiện đại
Đặt tùy vị trí, nếu có thể lên đặt trong cung tốt, bậc cuối của thang quay về hướng tốt, tổng số bậc thang cho 1 tầng và toàn nhà phải chia hết cho 4 dư 1 hoặc 2 để và cung Sinh và cung Lão. Bậc lên hoặc xuống cuối cùng của thang không được đâm thẳng ra cửa, đâm vào khu vệ sinh, ban thờ, bếp. Chiều cao bậc thông thường từ 160mm đến 180mm, mặt bậc rộng từ 250mm đến 300mm, rộng vế thang khoảng 0,8m đến 1,2m.
10. Kích thước cửa chính
Kích thước cửa chính chuẩn theo phong thủy xây nhà được xác định theo thước Lỗ Ban. Cửa chính thường dùng là cửa 2 cánh và cửa 4 cánh. Kiểu dáng có thể thiết kế bằng hoặc lệch cánh.
Kích
thước thông thủy không phải là kích thước phủ bì. Kích thước phủ bì phải cộng
thêm độ dày khuôn cửa. Độ dày khuôn cửa thông thường là 4.5cm hoặc 6cm, chỉ cần
cộng thêm vào kích thước thông thủy (khuôn hai bên trái và phải) và kích thước
bên trên sẽ ra kích thước phù bì.
Độ dày
khuôn cửa phổ biến thường là 4,5cm hoặc 6cm. Lựa chọn khuôn cửa có độ dày như
thế nào thì bạn chỉ việc cộng thêm kích thước khuôn cửa trái và khuôn cửa phải
vào chiều rộng và cộng thêm kích thước bên trên vào chiều dài cửa.
Kích thước cửa hai cánh lệch nhau (1 cánh to, 1 cánh bé)
- Khuôn cửa dày 4.5cm:
+ Chiều
rộng = 109cm + 4.5cm + 4.5cm = 118cm
+ Chiều
rộng = 126cm + 4.5cm + 4.5cm = 135cm
+ Chiều
dài = 212cm + 4.5cm bên trên = 216.5cm
- Khuôn cửa dày 6cm:
+ Chiều
rộng = 109cm + 6cm + 6cm = 121cm
+ Chiều
rộng = 126cm + 6cm + 6cm = 138cm
+ Chiều
dài = 212cm + 6cm bên trên = 218cm
Kích thước cửa 2 cánh cân bằng.
- Khuôn cửa dày 4.5cm:
+ Chiều
rộng = 109cm + 4.5cm + 4.5cm = 118cm
+ Chiều
rộng = 126cm + 4.5cm + 4.5cm = 135cm
+ Chiều
rộng = 153cm + 4.5cm + 4.5cm = 162cm
+ Chiều
rộng = 176cm + 4.5cm + 4.5cm = 185cm
+ Chiều
dài = 212cm + 4.5cm bên trên = 216.5cm
- Khuôn cửa dày 6cm:
+ Chiều
rộng = 109cm + 6cm + 6cm = 121cm
+ Chiều
rộng = 126cm + 6cm + 6cm = 138cm
+ Chiều
rộng = 153cm + 6cm + 6cm = 165cm
+ Chiều
rộng = 176cm + 6cm + 6cm = 188cm
+ Chiều
dài = 212cm + 6cm bên trên = 218cm
Kích thước cửa 4 cánh không bằng nhau (2 cửa
chính và cửa phụ)
- Khuôn cửa dày 4.5cm:
+ Chiều
rộng = 176cm + 4.5cm + 4.5cm = 185cm
+ Chiều
rộng = 211cm + 4.5cm + 4.5cm = 220cm
+ Chiều
dài = 212cm + 4.5cm bên trên = 216.5cm
- Khuôn cửa dày 6cm:
+ Chiều
rộng = 176cm + 6cm + 6cm = 188cm
+ Chiều
rộng = 211cm + 6cm + 6cm = 223cm
+ Chiều
dài = 212cm + 6cm bên trên = 218cm
Kích thước cửa 4 cánh bằng
nhau
- Khuôn cửa dày 4.5cm:
+ Chiều
rộng = 236cm + 4.5cm + 4.5cm = 245cm
+ Chiều
rộng = 255cm + 4.5cm + 4.5cm = 264cm
+ Chiều
rộng = 262cm + 4.5cm + 4.5cm = 271cm
+ Chiều
rộng = 282cm + 4.5cm + 4.5cm = 291cm
+ Chiều
rộng = 341cm + 4.5cm + 4.5cm = 350cm
+ Chiều
rộng = 360cm + 4.5cm + 4.5cm = 369cm
+ Chiều
dài = 212cm + 4.5cm bên trên = 216.5cm
- Khuôn cửa dày 6cm:
+ Chiều
rộng = 236cm + 6cm + 6cm = 248cm
+ Chiều
rộng = 255cm + 6cm + 6cm = 267cm
+ Chiều
rộng = 262cm + 6cm + 6cm = 274cm
+ Chiều
rộng = 282cm + 6cm + 6cm = 294cm
+ Chiều
rộng = 341cm + 6cm + 6cm = 353cm
+ Chiều
rộng = 360cm + 6cm + 6cm = 372cm
+ Chiều
dài = 212cm + 6cm bên trên = 218cm
Như vậy,
trên đây là những yếu tố chính của phong
thủy xây nhà ở. Nếu bạn muốn có một không gian sống khoa học, đẹp mắt và
chuẩn phong thủy thì đừng nên bỏ qua những yếu tố phong thủy nhà ở ở trên.