Trần thạch cao là giải pháp toàn diện về trần cho các công trình xây dựng, trang trí nội thất, nhà ở… Với nhiều ưu điểm vượt trội nên trần thạch cao luôn được coi như một vật liệu không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng. Sau đây là báo giá trần thạch cao trọn gói cùng với những mẫu trần thạch cao đẹp và mới nhất năm 2020 mà Xaydungnha.edu.vn vừa thi công.
Bạn đang đọc: Báo giá trần thạch cao trọn gói mới nhất 2020
Contents
Giá trần thạch cao mới nhất 2020
Đặc tính nhẹ, đa dạng kiểu dáng, cách âm tốt,… đồng thời che lấp được các khuyết điểm xấu trên trần nhà do việc sử dụng lắp đặt các thiết bị như điện.
Tìm hiểu thêm về trần thạch cao
Trần thạch cao được tạo thành bởi các vật liêu bao gồm: Khung xương kim loại, tấm thạch cao bao phủ, sơn bả matit và các vật tư phụ.
– Khung xương kim loại có tác dụng tạo hệ kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần lên dầm bê tông cốt thép hoặc kết cấu mái của căn nhà thông qua các ti treo.
– Tấm trần thạch cao có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng và vật tư phụ
– Lớp bả và sơn: Đây chính là lớp áo cho trần thạch cao, có chức năng tạo độ nhẵn mịn và tạo nét thẩm mỹ theo yêu cầu người sử dụng.
Phân loại giá trần thạch cao
Giá trần thạch cao cũng được phân theo nhiều loại, hay nhiều cách gọi tên tùy theo cấu tạo, chức năng, hay kiểu dáng
Phân loại theo cấu tạo trần thạch cao
– Trần thạch cao thả
Trần nổi hay trần thả dùng để nói về đặc tính của loại trần này. Nổi có nghĩa là lộ khung hoặc khung nổi. Có nghĩa là sau khi hoàn thiện, người ta vẫn nhìn thấy 1 phần của xương trần, hay nói cách khác là tấm trần được gác lên trên khung xương
– Trần thạch cao chìm
Đây là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, bạn sẽ không nhìn thấy các khung xương nhìn giống như trần bê tông bình được được sơn tô đẹp mắt.
– Trần thạch cao phẳng
Trần thạch cao phẳng là tên gọi dùng để chỉ về loại trần có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng 1 mặt phẳng. Loại trần này được cấu thành từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện với các đường nét đơn giản, không có họa tiết hoa văn, đem đến sự giản tiện trong thiết kế, tạo vẻ đẹp đơn giản, nhẹ nhàng cho trần nhà
– Trần thạch cao giật cấp
Trần giật cấp thuộc loại trần chìm, có cấu trúc phức tạp hơn trần phẳng. Đây là một loại trần có các kiểu dáng tạo hình, được tạo ra thành các khối, hộp trên trần, giúp cho trần nhà của bạn sang trọng hơn, không bị đơn điệu và mang tính nghệ thuật cao. Hiểu một cách đơn giản đây là loại trần được giật xuống từng cấp khác nhau.
Phân loại theo chức năng trần thạch cao
– Trần thạch cao chống nóng
– Trần thạch cao chịu nước.
– Trần thạch cao chống cháy.
– Trần thạch cao tiêu âm.
Phân loại theo phong cách thiết kế
– Trần thạch cao hiện đại
– Trần thạch cao cổ điển.
– Trần thạch cao tân cổ điển
Ưu điểm của trần thạch cao
– Trần thạch cao có khả năng che lấp các khuyết điểm của kết cấu dầm bê tông, các hệ thống thiết bị ống điều hòa, hệ thống điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy.
– Do bề mặt phẳng, mịn, bóng có thể sơn nhiều màu sắc tùy ý nên trần thạch cao có thể đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ.
– Trong những mẫu thiết kế nội thất theo phong cách hiện đại, trần thạch cao sẽ nâng tầm giá trị cho ngôi nhà của bạn.
– Khả năng cách âm, cách nhiệt vô cùng tốt giúp bạn tối ưu điện năng nhất là trong mùa hè oi nóng. Mặt khác, nó còn sở hữu khả năng chống cháy cực kỳ tốt hơn nhiều so với các loại như bê tông, gạch.
– Trần thạch cao mang đặc điểm nổi bật vượt trội của vật liệu thạch cao đó là an toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường, không chứa các hóa chất độc hại.
– Trần thạch cao có trọng lượng nhẹ làm giảm tải trọng cho thiết kế kết cấu công trình xây dựng, giảm áp lực cho móng, tiết kiệm cột, sắt chống… Theo ước tính, nó có thể giảm tới 15% chi phí xây dựng.
– Dễ dàng lắp ghép, tháo dỡ, di chuyển, thời gian thi công nhanh, tối ưu được chi phí, thời gian và nguồn nhân lực trong quá trình thi công.
– Độ bền của trần thạch cao khá tốt, có thể lên tới 20 năm
– Một ưu thế nữa là giá trần thạch cao khá rẻ. Rẻ hơn nhiều so với những loại vật liệu khác.
Thi công và sử dụng trần thạch cao bền lâu
– Nhiều ưu điểm là thế nhưng trần thạch cao lại có nhược điểm là kị nước. Gặp nước sẽ làm trần bị ố vàng, ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm. Vậy nên, trước khi thi công ghép trần, cần phải kiểm tra kỹ phần mái để có biện pháp thi công phù hợp. Như đã nêu trên, nếu thi công đúng cách thì độ bền của trần thạch cao có thể lên tới 20 năm.
– Trần thạch cao dùng lâu ngày, với nhiều biến động về rung lắc, nhiệt độ, độ ẩm,… dẫn đến trần bị co giãn và sẽ xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt ở những vị trí trát mối nối. Hiện tượng này thường xảy ra với trần chìm. Nếu xuất hiện hiện tượng này hãy xử lý bằng cách dặm và sơn lại.
– Những nơi ẩm ướt hoặc khả năng thấm dột, cần sử dụng tấm trần thạch cao chịu nước.
– Đối với mái tôn bạn dùng loại trần thả (vừa rẻ vừa tiện cho sửa chữa, thay thế…) để giảm nóng có thể dùng tôn mát hoặc trải thêm 1 lớp tấm cách nhiệt trước khi làm trần.
Quy trình thi công trần thạch cao
– Tiếp nhận thông tin khách hàng
– Tư vấn, khảo sát tại công trình
– Gửi báo giá trần thạch cao
– Lên phương án, biện pháp thi công vách thạch cao
– Thi công, lắp đặt tại công trình
– Nghiệm thu, bàn giao, thanh toán
Hình ảnh thực tế thi công trần thạch cao
Mẫu trần thạch cao đẹp 2020
Mẫu trần thạch cao phòng khách
Mẫu giá trần thạch cao phòng ngủ Master
Tìm hiểu thêm: Tại sao trần thạch cao lại được sử dụng nhiều trong nội thất?
>>>>>Xem thêm: Bày cách lau sạch vết bẩn trên tường sơn dễ như ăn kẹo
Mẫu trần thạch cao phòng ngủ trẻ em
>>>>>Xem thêm: Bày cách lau sạch vết bẩn trên tường sơn dễ như ăn kẹo
>> Xem thêm: Những mẫu thiết kế phòng ngủ đẹp lung linh