Hiện nay, trước sự thay đổi của tình hình kinh tế, thị trường cho thuê nhà xưởng ngày càng sôi động và phát triển không ngừng. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu xây dựng mẫu nhà xưởng 200m2 để phục vụ sản xuất kinh doanh. Xây dựng nhà xưởng sao cho giảm thiểu chi phí, thuận tiện và hợp túi tiền là những yêu cầu cơ bản. Mời chủ đầu tư theo dõi ngay bài viết sau đây để tham khảo các mẫu nhà xưởng đẹp, cũng như chi phí xây dựng nhà xưởng để cân đối mức tài chính phù hợp.
Bạn đang đọc: Danh sách 5 mẫu nhà xưởng 200m2 đẹp nhất kèm báo giá
>> Xem thêm: Đơn giá xây dựng nhà xưởng giá rẻ hiện nay là bao nhiêu?
Contents
- 1 Có nên xây dựng mẫu nhà xưởng 200m2 không?
- 2 Cách tính chi phí xây mẫu nhà xưởng 200m2
- 3 7 tiêu chí xây dựng mẫu nhà xưởng 200m2 đạt chuẩn
- 3.1 Độ dốc mái và cửa mái của nhà xưởng
- 3.2 Trọng tải nền và móng của nhà xưởng
- 3.3 Mức dộ ánh sáng của mẫu nhà xưởng 200m2, 300m2
- 3.4 Hệ thống thông gió trong mẫu nhà xưởng nhỏ đẹp
- 3.5 Tiêu chuẩn khu vực văn phòng mẫu nhà xưởng 200m2
- 3.6 Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy trong nhà xưởng
- 3.7 Hệ thống xử lý nước thải
- 4 TOP 5 mẫu nhà xưởng 200m2 đẹp, thông dụng nhất
Có nên xây dựng mẫu nhà xưởng 200m2 không?
Nhà xưởng là không gian lưu trữ và chứa đựng hệ thống điện, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, thành phẩm và cả văn phòng điều hành của doanh nghiệp. Mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất và nghỉ ngơi của công nhân sẽ diễn ra trong không gian nhà xưởng. Vì vậy, diện tích nhà xưởng 200m2 được coi là khá khiêm tốn để có thể phân chia không gian hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất.
Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ thì diện tích 200m2 là hoàn toàn hợp lý. Vậy thiết kế nhà xưởng 200m2 như thế nào để đáp ứng được những yêu cầu trên mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho người lao động?
Để đạt được điều này, những mẫu thiết kế nhà xưởng đơn giản sẽ là đáp án hữu hiệu nhất giải quyết bài toán khó trên.
Kiến trúc sư sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa không gian có sẵn, áp dụng tường gạch hoặc sử dụng mái tôn để tiết kiệm diện tích. Đồng thời, mái nhà xưởng sẽ được lợp bằng tôn mạ màu và bổ sung vật liệu chống nóng, nhằm mang lại không gian rộng rãi, thoáng mát cho hoạt động sản xuất và lưu trữ hàng hóa.
Một trong những gợi ý thiết kế nhà xưởng 200m2 có thể kể đến là nhà thép tiền chế. Ưu điểm của mô hình nhà xưởng khung thép này là có trọng lượng nhẹ, giá thành rẻ, thời gian thi công nhanh chóng, có thể dễ dàng tháo dỡ và di dời trong trường hợp cần thiết.
Vậy chi phí xây dựng và thiết kế nhà xưởng 200m2 hiện nay là bao nhiêu? Chúng được tính như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp theo của bài viết.
Cách tính chi phí xây mẫu nhà xưởng 200m2
Cách tính giá thiết kế nhà xưởng 200m2
Tính giá thiết kế nhà xưởng theo công thức sau đây:
Chi phí thiết kế = Đơn giá thiết kế x Diện tích đất xây dựng
>> Có thể bạn quan tâm: BST mẫu nhà kho cấp 4 chuyên dụng cho nhà xưởng
Trong đó:
+ Đơn giá thiết kế thường được các công ty nhận thiết kế nhà xưởng đưa ra.
+ Diện tích đất xây dựng là diện tích của khu đất được cấp phép xây dựng x Số tầng của công trình (nếu có).
Trong trường hợp này, diện tích của khu đất được cấp phép xây dựng là 200m2.
Vậy, giả sử đơn giá thiết kế nhà xưởng 200m2 được quy định là 30.000 đồng/m2, diện tích khu đất là 200m2, nhà xưởng chỉ có 1 trệt thì chi phí thiết kế được tính bằng: 30.000 x 200 = 6.000.000 đồng.
Cách tính chi phí xây dựng nhà xưởng 200m2
Dựa vào quy mô thiết kế nhà xưởng 200m2 quy mô 1 trệt hay nhiều tầng, chất lượng nguyên vật liệu xây dựng mà đơn vị thi công sẽ tính toán và báo giá thi công nhà xưởng 200m2. Thông thường, mức giá này sẽ dao động khoảng 1.700.000 đồng/m2 đến 2.400.000 đồng/m2.
Chủ đầu tư có thể liên hệ trực tiếp với Xaydungnha.edu.vn qua Hotline 0938896767 để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất chi phí xây dựng và thiết kế nhà xưởng 200m2.
7 tiêu chí xây dựng mẫu nhà xưởng 200m2 đạt chuẩn
Xây nhà xưởng cho thuê, nhà kho là những công trình lớn và quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn như:
Độ dốc mái và cửa mái của nhà xưởng
Với mái tôn, độ dốc phải đạt từ 15% – 20%. Đối với mái lợp ngói, độ dốc phải đạt từ 50% đến 60%. Loại mái bằng bê tông cốt thép nên đạt từ 5% – 8%.
Trọng tải nền và móng của nhà xưởng
Theo quy định của TCVN 2737 1995, mặt nền của công trình phải được thiết kế cao hơn mặt trên của móng. Đồng thời phải đảm bảo yếu tố kiên cố kỹ thuật phần ngầm của công trình.
Mức dộ ánh sáng của mẫu nhà xưởng 200m2, 300m2
Khi thiết kế cửa sổ của bản vẽ nhà xưởng 2 tầng, nên chú ý độ cao của cửa không lớn hơn 2,4m tính từ mặt sàn. Ngoài ra, diện tích lắp kích phải ở độ cao hơn 2,4m so với mặt sàn. Đối với cửa đi phải lắp đặt phần kẹp giữ chắc chắn. Hệ thống cửa được thiết kế đóng mở bằng cơ khí.
Hệ thống thông gió trong mẫu nhà xưởng nhỏ đẹp
Doanh nghiệp có thể tham khảo 2 hệ thống thông gió là: Hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng, hệ thống thông gió tự nhiên nhà xưởng cơ khí sử dụng kênh dẫn gió.
Tiêu chuẩn khu vực văn phòng mẫu nhà xưởng 200m2
Khu vực văn phòng nên được bố trí riêng biệt với khu vực kho xưởng và sử dụng kính cường lực để tạo không gian thông thoáng.
Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy trong nhà xưởng
Nên sử dụng hệ thống chữa cháy Sprinkler với bình xịt chữa cháy, bảng thông tin về phòng cháy chữa cháy cần được trang bị đầy đủ.
Cần bảo dưỡng và kiểm tra các thiết bị PCCC định kỳ để đảm bảo chất lượng.
Hệ thống xử lý nước thải
Trong đó hố ga, thùng xử lý nước hải cần phải được bố trí xa khu vực lưu trữ hàng hóa, sản xuất.
TOP 5 mẫu nhà xưởng 200m2 đẹp, thông dụng nhất
Sau đây là một số mẫu thiết kế nhà xưởng nhỏ đẹp hiện nay để doanh nghiệp tham khảo và tìm ra phương án phù hợp với mục đích sử dụng của mình:
Tìm hiểu thêm: Top 35+ thiết kế phòng khách chung cư đẹp nhất năm 2024
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở đơn giản, dễ hiểu nhất
Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp hôm nay đã giúp chủ đầu tư hiểu rõ hơn về chi phí xây mẫu nhà xưởng 200m2, cũng như có thêm ý tưởng thiết kế cho công trình của mình. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế, thi công nhà xưởng, vui lòng kết nối với chúng tôi qua form liên hệ bên dưới để nhận tư vấn chuyên sâu.