Xu hướng xây nhà mái thái đang được nhiều chủ đầu tư đón nhận, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại hình kiến trúc này? Bài viết này, Wedo dành thời gian để cùng các bạn đi sâu tìm hiểu những thế mạnh cũng như đặc trưng, để định hướng xây nhà trong tương lai trở nên rõ nét và cụ thể hơn.
Bạn đang đọc: Điểm danh lý do nhà mái thái được lòng người Việt
Contents
Nhà mái thái được định nghĩa như thế nào?
Nhà mái thái được thiết kế theo kiến trúc Thái, là mẫu nhà theo cấu trúc thấp tầng, thường là 1 tầng, hoặc 1 tầng 1 lầu. Mẫu nhà này có mái thiết kế dạng ngói thái, được xếp chồng lên nhau, có độ dốc chữ A nhất định.
Một ngôi nhà sẽ có cấu tạo chính gồm có phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che đầu, thiết kế mang đậm dấu ấn của kiến trúc Thái, đồng thời được tiếp biến cho phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ và nhu cầu của người Việt Nam.
Phần mái thái của ngôi nhà được thi công cầu kỳ, thông thường phần mái thái sẽ có hai cách hoàn thiện như sau:
Cách 1: Thi công đổ bê tông mái chữ A với, sau đó dán từng lớp ngói lên để hoàn thiện.
Cách 2: Thiết kế hệ thống giằng kèo sắt, sau đó lợp ngói
Cách 2 tiết kiệm chi phí vật tư, thời gian nhân công hơn so với cách 1. Tuy nhiên về độ bền và tính thẩm mĩ thì thua kém cách 1. Tùy theo điều kiện kinh tế, phương án thiết kế nhà, mỗi gia đình sẽ có những phương án thi công khác nhau, để đảm bảo công năng sử dụng, gắn liền với tính thẩm mĩ và tính kinh tế.
Nhà mái thái ngày nay đang có nhiều thay đổi, với việc thiết kế giật cấp, kết hợp với khối hình và những chi tiết trang trí, mở ra một hướng phát triển, khẳng định sự lớn mạnh của kiến trúc Việt. Từ thành thị đến nông thôn, biệt thự cho đến nhà cấp 4, xu hướng lựa chọn kiểu nhà này vẫn luôn nhận được cảm tình của người Việt, tồn tại song song với những mẫu nhà mái bằng quen thuộc.
>>>>>Xem thêm: Thiết kế nhà 5 tầng có thang máy dẫn đầu xu hướng
Ưu điểm của kiến trúc mái thái
Nhà mái thái sở dĩ được nhiều chủ đầu tư yêu thích, bởi có nhiều ưu điểm nổi trội như sau:
Công năng sử dụng khoa học
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có phân thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng thì kiến trúc mái thái là giải pháp kiến trúc thích hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Việt Nam nhất.
Mái thái với thiết kế cao thoáng, có lớp ngoái xếp chồng bao bên ngoài, cùng với lớp bê tông bên trong cho nên có khả năng tản nhiệt, chống nóng rất tốt.
Về mùa mưa, mái thái với kết cấu chữ A, có độ dốc vừa phải, có thể thoát nước, tránh tình trạng thấm dột hay ngấm nước vào trong, gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình về lâu về dài.
Thiết kế linh hoạt
Kiến trúc mái thái là mẫu nhà đẹp có kiến trúc thích hợp với nhiều kiểu diện tích, không yêu cầu diện tích quá rộng hay hẹp. Do đó thích lợp và linh hoạt với cả thành thị và nông thôn với các quỹ đất sử dụng khác nhau.
Nhà kiến trúc mái thái có sự đa dạng về mẫu mã thiết kế, từ thấp tầng cho đến cao tầng. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng, sở thích, các gia đình có thể sở hữu được những mẫu nhà cùng phong cách nhưng có phối cảnh không giống nhau.
Ngói lợp mái có nhiều màu sắc, kiểu dáng sóng, có thể thiết kế giật cấp hoặc không, cách xử lý kết cấu có nhiều giải pháp, do đó phương án tối ưu luôn được đưa ra tốt nhất cho các chủ đầu tư trước khi có giải pháp triển khai thi công.
Tính thẩm mỹ cao
Kiểu mái cao ráo, cùng với màu ngói hiện đại, kiến trúc nhà cân đối mang lại nét đẹp thanh thoát, cao ráo cho ngôi nhà, theo đúng quan niệm phong thủy của người Việt là nhà cao cửa rộng.
Sự vững chắc, kiên cố, kết hợp với những đường khối vuông vức, kiểu mái thái giật cấp tạo nên sự nhịp nhàng, mềm mại.
Mẫu nhà mái thái có với những loại hình nhà khác, luôn có sự nổi trội, với một sức hút khá hấp dẫn.
Đảm bảo tính phong thủy
Với loại mái có hình chóp, độ dốc tương đối như mái thái sẽ giúp gia chủ tránh được hiện tượng tích tụ hung khí, ảnh hưởng đến dòng luân chuyển vượng khí ở trong nhà. Do đó theo các chuyên gia phong thủy, mái thái là kiểu nhà vừa phù hợp với khí hậu, đồng thời phù hợp với quan niệm phong thủy của người Việt.
Tìm hiểu thêm: Loạt xu hướng thiết kế phòng bếp nhà ống 5m lên ngôi năm 2024
Các mẫu nhà phổ biến tại Việt Nam
Nhà mái thái hiện nay ở Việt Nam, được xây dựng phổ biến gồm có:
Nhà cấp 4 mái thái
Diện tích xây dựng tập trung ở 1 sàn, không gian rộng thoáng, có thiết kế kèm cảnh quan sân vườn mang lại hiệu ứng thẩm mĩ hài hòa và có sự kết nối với thiên nhiên. Nhà cấp 4 mái thái được cách tân, dựa trên những mô típ nhà mái ngói 3 gian cổ truyền. Sự đổi mới trong kiểu mái, hình thức tạo khối cùng với phương án thiết kế hướng đến cuộc sống hiện đại, nhà cấp 4 mái thái nông thôn đã và đang đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như thị hiếu thẩm mĩ của nhiều gia đình ở làng quê.
Nhà 2 tầng mái thái
Mẫu nhà 2 tầng mái thái với sự mở rộng diện tích sử dụng theo chiều cao, việc thiết kế chồng tầng ngoài việc tăng không gian sử dụng, nó còn có thể đem đến bố cục bài trí công năng khoa học, riêng tư.
Nhà 2 tầng với việc phối hợp khối kết cấu kiên cố, vuông vức cùng với kiểu mái thái có tính thẩm mĩ cao, hứa hẹn đem đến nhiều sự lựa chọn cho các gia đình ở cả thành thị và nông thôn.
Nhà 3 tầng mái thái
Số tầng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình. Kết cấu mái không có sự thay đổi, chiều cao của tầng phụ thuộc vào số thành viên, diện tích xây dựng và nhu cầu sinh hoạt riêng của từng gia đình cụ thể. Mẫu nhà 3 tầng mái thái hiện đại, thiết kế tinh tế, kiểu mái giật cấp kết hợp với ngoại thất ấn tượng và hài hòa, đang giúp nhiều gia đình sở hữu mẫu nhà đẹp, không có sự pha lẫn với các công trình khác.
Nhà phố mái thái
Diện tích ở phố co sự hạn hẹp, khi mà chiều rộng mặt tiền nhỏ, chiều sâu dài, dẫn đến khối đất xây nhà có mẫu hình hộp. Do đó gần như các công trình nhà ở ở phố thị, chủ yếu là nhà ống mái bằng hiện đại. Tuy nhiên với những nét thanh thoát, mềm mại của mái thái, đã cho ra đời những mẫu nhà ống mái thái tuyệt đẹp. Dù phong cách hiện đại hay Tân cổ điển, kiến trúc nhà phố mái thái đều toát lên nét kiêu sa, sang trọng, không gian sống tiện nghi với mặt tiền thiết kế cuốn hút.
Biệt thự mái thái
Biệt thự được ví như danh từ riêng, dành để chỉ những công trình xây dựng có diện tích lớn. Dù là biệt thự 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng hay nhiều tầng, kiến trúc mái thái đều có thể giúp tôn vinh lên nét tinh hoa, hài hòa trong kiến trúc biệt thự. Kiểu mái chữ A giật cấp, kết hợp mái phụ; hay kiểu mái hình thang, cách lựa chọn màu ngói nhẹ nhàng giúp cho không gian kiến trúc trở nên hài hòa và ấn tượng hơn.
Sự đa dạng và linh hoạt trong thiết kế kiến trúc, giúp khách hàng đón nhận với vị trí top đầu trong nhiều sự lựa chọn. Hình khối vững chắc, kiến trúc hài hòa, công năng khoa học, chúng ta còn cần gì hơn thế?
Tuy nhiên trước khi lựa chọn xây dựng mẫu nhà kiểu mái thái, cần chú ý những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp để có những chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch xây dựng nhé.
>>>>>Xem thêm: Thiết kế nhà 5 tầng có thang máy dẫn đầu xu hướng
Những lưu ý quan trọng khi thi công
Một trong những điểm làm nên sự khác biệt của mẫu nhà kiểu mái thái chính là kết cấu mái chữ A, với độ dốc đặc trưng. Để đảm bảo tính thẩm mĩ và kết cấu sử dụng lâu dài, khi thi công, cần phải chú ý đến một số điểm sau:
- Mái nhà nên dốc 30 độ, mỗi 1m chiều ngang và kèo phải nâng lên 57cm
- Chiều xuôi của mái ngói không giới hạn với độ dốc mái từ 45 đến 60 độ
- Chiều xuôi mái tối đa 10m và có độ dốc 30 độ
- Khi lợp ngói, chú ý khoảng cách vừa đủ, không quá xa mà cũng không quá khít
- Khi lợp ngói rìa, viên ngói cuối phải được lợp đầu tiên, khi gắn viên ngói cuối rìa cần phải che phủ được hết những viên ngói chính ở hàng thứ nhất.
- Những viên ngói rìa cần phải được bắt vít cố định và mè, qua những lỗ đinh trên thân ngói.
- Trước khi lợp ngói thì phải lợp viên ngói cuối mái hoặc cuối nóc trước. Ngói nóc, cuối nóc, cuối mái sẽ được liên kết với nhau bằng vữa ở vị trí ngói viền.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp quý khách hàng cũng như quý bạn đọc có thêm những thông tin hứu ích về nhà mái thái. Từ đó có những chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch xây dựng nhà trong tương lai của gia đình mình nhé.