Nhắc đến giếng nước là nhắc đến văn hóa của người Việt. Giếng nước gắn liền với tài lộc, sự thịnh vượng của mỗi gia đình. Vì vậy nên khoan giếng ở đâu là một trong những băn khoăn của nhiều gia đình cần sự giải đáp. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Nên khoan giếng ở đâu đúng phong thủy của gia đình
Contents
Tầm quan trọng của giếng nước trong phong thủy
Từ xa xưa, ông cha ta đã lưu truyền câu nói “Nhất Tỉnh, Nhì Táo, Tam Môn đường” để nhấn mạnh tầm quan trọng của giếng nước trong phong thủy nhà ở. Theo quan niệm này, giếng nước được xếp vị trí số 1, quan trọng hơn cả bếp và các cửa trong nhà. Lựa chọn vị trí giếng nước hợp phong thủy sẽ giúp cân bằng âm dương, mang lại vượng khí và tài lộc cho gia chủ.
Theo phong thủy, giếng nước đại diện cho nguồn năng lượng âm, đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng âm dương cho ngôi nhà. Việc đào hay lấp giếng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy năng lượng, dẫn đến mất cân bằng âm dương, tác động tiêu cực đến sức khỏe, công việc và cuộc sống của gia chủ.
Nên khoan giếng ở đâu? Những điều kiêng kỵ khi khoan giếng
Không đặt giếng khoan ở phương tọa ngôi nhà
Xác định phương tọa của ngôi nhà như thế nào. Tọa là phía sau lưng của ngôi nhà, còn phía trước gọi là hướng, như vậy gọi là phương tọa.
Ví dụ tọa hướng của ngôi nhà là một đường thẳng, cho nên nếu tọa Bắc thì nhất định là hướng Nam, còn tọa Đông nhất định là hướng Tây.
Trong phong thủy, có câu “Sơn quản nhân định, thủy quản tài lộc”. Do đó, để được coi là hợp phong thủy, ngôi nhà phải có một vị trí đất đứng vững, như đồi, núi hoặc tòa nhà cao tầng. Chỉ có điều này mới mang lại vượng khí, giúp cho mọi người trong nhà luôn gặp may mắn và khỏe mạnh.
Khi khoan giếng, nên tránh chọn vị trí trùng hướng với ngôi nhà. Nếu đặt giếng ở những vị trí này, sẽ tạo thành vượng sơn hạ thủy, nghĩa là tài lộc và vượng khí của ngôi nhà sẽ bị rút ra qua giếng nước, gây ra những điều không may mắn trong nhà.
Không những thế giếng đặt trên phương tọa của nhà sẽ dẫn thành phá cục, vượng sơn hạ thủy hay khi vượng khí rơi xuống giếng dẫn đến sức khỏe của gia chủ và các thành viên không được tốt.
Không đào giếng trước cửa bếp
Bếp thuộc hành Hỏa tính Dương, giếng thuộc hành Thủy tính Âm. Vì vậy nếu đặt đối diện nhau sẽ gây ra nhiều điểm xấu cho gia chủ, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như dễ mắc các bệnh liên quan đến mắt, tim mạch.
Bên cạnh đó, về thực tế bếp đặt cạnh giếng cũng gây mất vệ sinh, ô nhiễm nguồn nước sạch. Vì việc nấu nướng trong bếp sẽ có nước thải chảy ra. Nguồn nước thải sẽ ngấm vào đất và ảnh hưởng đến mạch nước. Dần dần, nguồn nước sạch bị nhiễm khuẩn gây bệnh tật cho gia chủ.
Không nên đào giếng trước nhà
Nhiều gia đình băn khoăn “có nên khoan giếng trước nhà”? Thực tế, đào giếng trước nhà phạm vào hướng của ngôi nhà. Vì vậy bạn nên lưu ý điều này trước khi đào giếng nhé.
Việc đào giếng hay khoan giếng chỉ nên tiến hành ở bên hướng trái bởi Thanh Long chính là đại diện của mệnh Thủy. Nếu đào giếng ở bên phải thì phải tùy thuộc vào tuổi của gia chủ, hướng nhà cũng như năm tiến hành, như vậy mới tốt, kích vượng tài cho nhà bạn.
Trên đây là những điều kiêng kị khi đào giếng. Vậy đào giếng ở đâu sẽ hợp phong thủy của ngôi nhà. Đặt vị trí giếng nước theo phong thủy nên chú ý gì, mời bạn đọc theo dõi tiếp bài viết ngay sau đây.
Nên khoan giếng ở đâu? Khoan giếng ở đâu hợp phong thủy?
Khoan giếng ở đâu hợp phong thủy?
Nên khoan giếng ở đâu? bạn cần xác định được cung và phương vị dựa vào thiên can, địa chi để có thể đào giếng ở trị trí thích hợp. Mỗi một cung, một phương vị khác nhau lại có tác động khác nhau đến gia chủ.
Mời bạn đọc xem thêm:
> Hướng dẫn tự xem phong thủy nhà ở đơn giản nhất
> Làm gì để hút tài lộc vào nhà
+ Giếng đặt ở cung Kiền: Người trong nhà bị đầu nhọt lở, chân tê liệt, thắt cổ, điềm ứng gãy nát đùi.
+ Giếng đặt ở phương Hợi: Con cháu thông minh, thịnh vượng.
+ Giếng đặt ở phương Nhâm: Chọn vị trí khoan giếng theo phong thủy ở phương Nhâm thì không cần lo lắng vì sẽ phát tài vượng đinh, thường có quái vật. Ở gần giếng có suối sâu nữa thì nam nữ dâm loạn.
+ Giếng đặt ở phương Khảm: Nếu đặt giếng ở phương Khảm, gia chủ thường xuyên bị mất cắp. Nếu nước trong giếng tích tụ nhiều, có thể chứng tỏ nơi đó có Rồng ngậm nước..
+ Giếng đặt ở phương Quý: Gia đạo giàu có, phát tài, trong tủ két luôn có đầy tiền vàng.
+ Giếng đặt ở phương Tý: Trong nhà tất sinh ra người điên.
+ Giếng đặt ở phương Sửu: Trong gia đình anh em thường xuyên xích mích, cãi vã. Ngoài ra còn có người câm điếc, mù lòa.
+ Giếng đặt ở cung Cấn: Gia chủ vượng tài nhưng tuyệt tự, đến già vẫn không có con thơ ẵm bồng.
+ Giếng ở đặt phương Dần: Gia đạo không lúc nào bình yên, tai họa ập đến, bệnh tật triền miên. Vì thế cần tránh phương này khi chọn vị trí khoan giếng theo phong thủy để được an yên khỏe mạnh.
+ Giếng đặt ở phương Mão: Giống như ở phương Dần, đều là bất cát.
+ Giếng đặt ở phương Giáp: Gia đình sẽ có tiền của nhưng đồng thời cũng nhiều bệnh tật. Ở gần nhà lại có suối sâu tất nam nữ trong nhà đều dâm loạn.
+ Giếng đặt ở phương Thìn: Trong nhà đều xảy ra bất cát, phòng trưởng bị hại trước phải nhảy sông.
+ Giếng đặt ở cung Tốn: Gia đạo bình an, tài lộc đại phát.
+ Giếng đặt ở phương Tỵ: Người trong nhà có chút công danh nhỏ.
+ Giếng đặt ở phương Bính: Trong nhà tất có người làm quan to. Tuy nhiên, nếu ở gần giếng có suối sâu tất cả nam nữ trong nhà đều dâm loạn. Vì thế những nhà đẹp ở vùng đồi núi khi chọn vị trí khoan giếng theo phong thủy cần lưu ý khi nhà gần suối sâu.
+ Giếng đặt ở cung Ly: Chủ nhà mắt không sáng.
+ Giếng đặt ở phương Đinh: Tài lộc hưng vượng, đặc biệt con trai trong nhà thành đạt.
+ Giếng đặt ở phương Mùi: Chủ nhà có công danh, giàu sang.
+ Giếng đặt ở cung Khôn: Gia đình sẽ được giàu sang phú quý, an khang thịnh vượng.
+ Giếng đặt ở cung Đoài: Đây là phương đại loạn dâm, không con.
+ Giếng đặt ở phương Thân: Gia chủ bị trộm cướp, khó sinh đẻ, nên có thể một trong những nguyên nhân khiến các gia đình hiếm muộn là do chọn vị trí khoan giếng theo phong thủy ở phương Thân.
+ Giếng đặt ở phương Dậu: Trước hung sau cát có nghĩa tiền vận lao đao, hậu vận mới bình an.
+ Giếng đặt ở phương Canh: Cũng giống phương Bính, gia đình rất giàu có. Tuy nhiên, nếu ở gần giếng có suối sau tất cả nam và nữ trong nhà dâm loạn.
+ Giếng đặt ở phương Tân: Trai gái trong gia đình trong sạch, có đạo đức.
+ Giếng ở phương Ngọ: Mọi việc trong nhà đều lận đận, bất lợi.
+ Giếng đặt ở phương Tuất: Gia chủ có con nhỏ chết, con lớn bệnh, mọi việc đều bất cát.
Tìm hiểu thêm: 6 mẫu mặt tiền nhà cấp 4 đẹp khó cưỡng thu hút mọi ánh nhìn
Có nên khoan giếng trước cửa nhà không?
Nhiều người, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, cho rằng việc đặt giếng nước trước nhà mang lại sự tiện lợi cho sinh hoạt, nhất là việc rửa chân tay trước khi vào nhà. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, vị trí này tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt phong thủy mà gia chủ cần lưu ý.
Theo phong thủy, hướng nhà đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vượng khí và ngăn chặn tà khí. Việc đào giếng trước nhà có thể ảnh hưởng đến hướng nhà, khiến vượng khí khó đi vào và tà khí dễ xâm nhập, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài lộc, sức khỏe và vận may của gia chủ.
Việc đặt giếng nước trước nhà cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên yếu tố phong thủy để mang lại lợi ích và tránh những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình. Hãy lựa chọn vị trí phù hợp và tuân thủ các nguyên tắc phong thủy để đảm bảo vượng khí và an yên cho ngôi nhà của bạn.
>>> Tra cứu thước lỗ ban online chuẩn xác nhất
Các phương pháp xác định mạch khi khoan giếng phổ biến hiện nay
Để công việc khoan giếng thuận lợi, việc xác định mạch nước ngầm rất quan trọng. Vậy xác định mạch nước ngầm bằng cách nào, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.
Phương pháp thủ công
Phương pháp thủ công thường áp dụng cho các gia đình ở nông thôn, có đất rộng rãi. Cách làm như sau:
Bạn sử dụng áo mưa trắng bằng ni lông, chia và khoanh vùng miếng đất nhà bạn. Vào lúc 9h tối bạn lấy vài chiếc áo mưa sau đó phủ lên các vùng đất đã phân chia. Sáng sớm bạn đi kiểm tra những nơi mà bạn phủ áo mưa, chỗ nào có hơi nước đọng, bạn đánh dấu vào chỗ đó.
Bạn thử liên tục trong 3 ngày, nếu nơi đó đọng nước nhiều thì chắc chắn ở bên dưới đó có Rồng ngậm nước, chỗ này được xem là mạch nước ngầm để khoan giếng. Cách này tuy chỉ tương đối nhưng cũng là cách phổ biến để áp dụng của nhiều gia đình.
Dùng địa bức xạ dò tìm mạch nước ngầm
Sử dụng máy móc vào cuộc sống hàng ngày đã giúp con người thuận tiện hơn rất nhiều cho công việc. Với phương pháp địa bức xạ ra đời đã giúp công tác tìm mạch nước ngầm khi khoan giếng hiệu quả hơn nhiều.
Phương pháp địa bức xạ tìm nước ngầm có thể xác định được các thông số chính của dòng ngầm như sau:
+ Vị trí có nước
+ Chiều sâu gặp nước
+ Chiều sâu kết thúc mạch nước (đới chứa nước)
+ Số mạch nước phân bố theo chiều thẳng đứng và theo diện
+ Dự báo lưu lượng
+ Hướng của dòng chẩy ngầm
+ Nguồn bổ cập và miền thoát của dòng ngầm
+ Sự liên thông giữa các mạch nước ngầm với nhau
Phương pháp dùng đũa cảm xạ
Bên cạnh máy móc hay phương pháp thủ công, bạn có thể dùng đũa cảm xạ thường bằng kim loại không rỉ. Đũa thường làm có hình chữ L với cạnh dài 20 – 30cm, cạnh ngắn 5 – 7cm. Cách sử dụng như sau:
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp các mẫu thiết kế nhà 2 tầng 9m theo kích thước cụ thể
Cách cầm đũa: hai bàn tay nắm chặt cánh ngắn giống như nắm cán súng ngắn. Thường người ta dùng một đôi: 2 chiếc song song với nhau.
Đũa L được dùng trong :
-Tìm mạch nước ngầm
-Tìm sóng Địa từ trường Âm khí hay Sinh khí
-Cũng dùng để chọn thuốc.
Khi khu vực có mạch nước ngầm, hai chiếc đũa sẽ chập lại, nằm yên không chuyển động chứng tỏ dưới mặt đất không có mạch nước ngầm.
Văn khấn và bài cúng khi khoan giếng, tạ đào giếng
Bài cúng khoan giếng:
Vào tối trước ngày tiến hành đào hay khoan giếng, gia chủ cần sắm sửa những vật dụng sau:
+ 1 cặp đèn cầy
+ 1 bình hoa tươi
+ 1 nải chuối
+ Xôi, gà, gạo, muối, vàng hương…
Bài khấn:
Nam mô a di đà phật (3 lần)
Nam mô đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Hôm nay, ngày…. tháng… năm… Con là:… ở tại thôn…xã…huyện….tỉnh
Con xin kính cáo các chư vị Thần Linh, Thổ Công, Hà Bá, ngày mai là ngày… cho con khai móng đào giếng để dùng, nước trong thanh lọc, mát ngọt dồi dào, không gặp trắc trở, cúng cáo thần linh, độ trì đệ tử, làm được gặp may, thuận lợi mọi điều không ai quở trách. Lòng thành kính cáo cầu xin chư vị phù hộ độ trì không nên quở trách, làm xong hoàn tất con xin tại ngày, tùy tâm cúng tạ. A di đà phật.
Đọc văn khấn xong, bạn rải muối gạo xung quanh vị trí đào hoặc khoan giếng.
Cúng tạo đào giếng
Lễ cần sắm:
+ 1 cặp nến
+1 bình hoa tươi
+ 1 nải chuối, hoa quả, bánh kẹo, 5 ly rượu, xôi, gạo muối, 1 miếng thịt luộc
Khấn rằng:
Nam mô a di đà phật (3 lần)
Nam mô đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tất (3 lần)
Hôm nay, ngày… tháng… năm… Con là: …. ở tại thôn… xã… huyện… tỉnh… Giếng trần con đã đào xong, nước trong tắm mát cả nhà đều yên. Hôm nay chúng con tạ chư thần, Hà Bá ở trong giếng này. Người trần mắt thịt không biết cúng cấp, tấm lòng từ bi, cầu xin chư vị quý Ngài, độ cho con được nước trong hoài mãi. Cầu xin chư vị quý Ngài chứng giám giếng nước trong con đã tạ xong. Lễ mọn lòng thành cúng cấp chư vị thành tâm bái tạ.
A di đà phật (3 lần)
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nên khoan giếng ở đâu vừa hợp lý lại hợp phong thủy nhà ở, tiện lợi cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình bạn.