Nhắc đến nhà lắp ghép, chúng ta nghĩ đến kiểu nhà phổ biến ở các nước như Mỹ, Úc, Hà Quốc… Tuy nhiên hiện nay mẫu nhà này đang làm mưa làm gió tại Việt Nam và được nhiều gia đình lựa chọn. Nếu bạn đang hoài nghi về chất lượng của kiểu nhà này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về kiểu nhà này trước khi lựa chọn nhé.
Bạn đang đọc: Nhà lắp ghép – Xu hướng xây nhà tiết kiệm, tiện lợi nhất 2024
Contents
Nhà lắp ghép là gì? Cấu tạo của nhà lắp ghép
Nhà lắp ghép là gì? Bạn có thể hiểu nhà lắp ghép là kiểu nhà được lắp ghép với nhau từ những bộ phận riêng lẻ. Tất cả các kết cấu, phụ kiện của ngôi nhà như cột, dầm, tường, mái, cửa sổ, cửa đi... đều được tính toán và sản xuất chính xác tại nhà máy theo từng mô đun. Sau khi hoàn thiện sẽ được mang ra công trường và tiến hành lắp ghép. Những bộ phận tạo nên ngôi nhà hoàn chỉnh sẽ được liên kết với nhau bằng vít và bu lông.
Kiểu nhà này được sản xuất ra nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cho người sử dụng cũng như chi phí khi xây dựng. Sản phẩm sau khi hoàn thiện vẫn đảm bảo các yêu cầu về độ chắc chắn, độ an toàn cho người dùng.
Mô hình này không chỉ phổ biến với nhà ở mà còn được sử dụng nhiều ở công trình,các khu biệt thự resort mang phong cách riêng, nhà kho, siêu thị, nhà hàng, quán karaoke… Sự linh hoạt trong việc ứng dụng đã mang đến nhiều điểm cộng cho mẫu nhà này, đó cũng là lý do tại sao xu hướng xây nhà lắp ghép tại Việt Nam đang dần phổ biến trong những năm gần đây.
>>> Xem thêm: Tham khảo 10+ mẫu nhà lắp ghép 2 tầng đẹp bất ngờ
Vậy làm thế nào để ngôi nhà lắp ghép có tuổi thọ cao, chịu được các tác động bên ngoài của thời tiết cũng như môi trường, đó là do cấu tạo riêng biệt của kiểu nhà này.
Đầu tiên: là hệ thống khung cột, kèo và xà gỗ đều được làm từ các vật liệu thép CT3 và vật liệu U, hộp mạ kẽm nên đảm bảo chất lượng khi sử dụng.
Thứ hai: đó là hệ thống tấm che và tấm vách ngăn được cấu tạo bằng các loại tôn chất lượng cao 2 mặt. Ở giữa những tấm che hoặc vách ngăn này sẽ có lớp xốp hoặc lớp nhựa PU nên có khả năng cách nhiệt tốt. Các vật liệu cách âm và cách nhiệt như thế này đạt tiêu chuẩn từ 50mm đến 100mm.
Thứ ba: là hệ thống tôn lợp mái được làm từ vật liệu tôn chống sét cao, độ dày dao động từ 50mm – 100mm.
Thứ tư: đó là hệ thống chống bão đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho công trình và cả người dùng khi sử dụng sản phẩm. Đây cũng là một trong những tính toán khi xây nhà lắp ghép, nâng độ an toàn khi sử dụng.
Thứ năm: Giằng chống bão đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho công trình. Trong trường hợp gió lốc hoặc bão, ngôi nhà của bạn vẫn chắc chắn mà không lo lắng về tình trạng tốc mái hay hư hỏng do điều kiện thời tiết.
Thứ sáu: Hệ thống cửa đi và cửa sổ được làm từ vật liệu nhôm kính hoặc vật liệu thép. Hoặc nhiều khách hàng sẽ yêu cầu thay thế chất liệu nhôm kính bằng cửa Panel để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Thứ bảy: Hệ thống máng nước lắp đặt gần với khu vực tầng mái có tác dụng dẫn nước ra bên ngoài, không để nước vào trong nhà, đảm bảo sự thông thoáng và khô ráo cho bên trong ngôi nhà của bạn.
Có nên xây nhà kiểu lắp ghép không?
Để đưa ra quyết định có nên xây nhà kiểu lắp ghép như thế này không, bạn nên nắm được ưu nhược điểm của mô hình này, từ đó làm căn cứ để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Nhà kiểu lắp ghép có ưu điểm gì so với xây nhà thông thường?
Thời gian thi công, nghiệm thu công trình nhanh
Ưu điểm đầu tiên khi bạn sử dụng mô hình nhà lắp ghép như thế này đó là thời gian thi công và nghiệm thu công trình nhanh hơn rất nhiều. Thông thường khi xây một ngôi nhà bình thường, tùy vào kiến trúc cũng như quy mô, thời gian có thể từ 3 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên với mẫu nhà lắp ghép, thời gian sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều, dao động từ 2 – 8 tuần và tùy thuộc vào nhu cầu xây dựng của chủ đầu tư.
Như vậy đây là ưu điểm đầu tiên bạn có thể thấy rõ khi sử dụng mẫu nhà này. Tiết kiệm thời gian cũng như giúp bạn nhanh có được nơi để an cư lạc nghiệp trong thời gian gấp rút mà vẫn đảm bảo công năng khi sử dụng.
Tiết kiệm chi phí xây dựng
Bên cạnh thời gian thi công ngắn, ưu điểm tiếp theo của mẫu nhà này khiến nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn đó là tiết kiệm chi phí xây dựng. Việc tiết kiệm ở đây nhưng vẫn đảm bảo độ chắc chắn, bền vững và công năng khi sử dụng.
Theo tính toán của kiến trúc sư, một ngôi nhà lắp ghép sẽ tiết kiệm được 30% chi phí cho mỗi m2 so với nhà truyền thống thông thường. Tiết kiệm này xuất phát từ yếu tố nhân công ít, vật liệu xây dựng ít, thời gian ngắn nên rất tiện lợi. Vì vậy đây cũng là phương án cho nhiều gia đình tham khảo khi cần xây nhà với mức chi phí bỏ ra không quá nhiều.
Tính ứng dụng cao
Đặc điểm của kiểu nhà này đó là nên móng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sự chắc chắn và kết cấu, vì vậy có thể áp dụng ở bất kỳ địa hình nào từ nền bê tông, nền đất yếu hay thậm chí trên nước.
Quy trình thực hiện nhà ở lắp ghép không quá cầu kỳ, thực hiện nhanh chóng và đơn giản, thích hợp với nhiều địa hình như đồng bằng, đồi núi hay đô thị. Với kết cấu từ các loại thép chịu lực, cường độ cao chống muối mặn. Có nên xây nhà ở lắp ghép kể cả ở những vùng địa hình phức tạp vì điều đó không thành vấn đề.
Bảo vệ môi trường
Vấn đề môi trường đang ở thành điểm nóng hiện nay, làm thế nào dể giảm rác thải, làm thế nào để tái chế lại các vật liệu xây dựng trong quá trình sử dụng và nhà lắp ghép đã giải quyết được vấn đề này.
Khi xây nhà truyền thống, vật liệu sẽ bị lãng phí trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên với nhà lắp ghép lại khác, bạn có thể tận dụng được các vật liệu để tái chế lại, giảm thiểu rác thải cho môi trường, đây là bước cải tiến lớn trong việc bảo vệ môi trường. Vậy ưu điểm lớn như vậy tại sao chúng ta không tận dụng mô hình này.
Dễ dàng quản lý chất lượng công trình
Trước khi tiến hành lắp ghép, kiến trúc sư sẽ khảo sát địa thế xây dựng, đưa ra những phương án thiết kế tối ưu nhất. Cùng với đó nhà lắp ghép sẽ được sản xuất bởi một nhà máy được bảo vệ và được kiểm tra thường xuyên trong quá trình sản xuất, do đó sẽ kiểm tra được chất lượng và phản ánh khi có vấn đề xảy ra. Quy trình khép kín này giúp bạn dễ dàng quản lý được chất lượng công trình và đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Tính thẩm mỹ cao
Tính thẩm mỹ của những ngôi nhà xây theo kiểu lắp ghép cũng được đánh giá cao. Với kiểu nhà này, bạn có thể lựa chọn nhiều phong cách khác nhau từ hiện đại cho đến giản đơn. Hay các mẫu nhà vuông và phẳng, dễ dàng cho việc trang trí và kết hợp màu sắc bên trong. Hay những mẫu nhà trẻ trung, năng động với vẻ đẹp mộc mạc, bạn có thể lựa chọn theo sở thích của bản thân.
Dễ dàng nâng cấp và di chuyển
Một công trình xây dựng thực tế khi cần mở rộng phải tính toán kỹ lưỡng, nhưng với nhà lắp ghép lại rất dễ dàng. Bạn có thể mở rộng, thu hẹp khi cần, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt. Bên cạnh đó, nhà lắp ghép cũng dễ dàng di chuyển đến nơi khác vì công cụ lắp ghép khá đơn giản, đây là giải pháp rất phù hợp với đồng bào miền Trung thường xuyên phải tránh lũ.
Độ bền cao
Không còn gói gọn trong tư duy cũ là nhà tạm, những ngôi nhà lắp ghép với hệ kết cấu khung thép được thiết kế cho nhiều tầng, tường. Kết cấu nhà được được liên kết thêm các tấm bê tông nhẹ hay panel có độ bền không thua gì kết cấu bê tông cốt thép truyền thống.
Nhà ở lắp ghép có thể tái sử dụng
Cấu kiện nhà ở được liên kết bằng các hệ thống bu lông và vít nên việc lắp đặt cũng như tháo dỡ là vô cùng đơn giản. Dạng nhà lắp ghép phù hợp với nhà điều hành dự án hoặc làm nhà trên các khu đất tạm. Đặc biệt là các khu vực khó khăn trong việc vận chuyển và thi công nhà theo phương pháp truyền thống.
Khi hết mục đích sử dụng, bạn có thể tháo dỡ và chuyển toàn bộ nhà qua vị trí khác để tái sử dụng. Theo đó mọi người sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí.
Nhược điểm của nhà lắp ghép
Bên cạnh những ưu điểm trên, nhà lắp ghép cũng có những nhược điểm đó là:
Kiểu này này cần sử dụng máy móc thiết bị lắp đặt là chủ yếu. Vì vậy không gian cần rộng rãi, thoải mái để đặt máy móc, thiết bị cho phù hợp, thao tác thuận tiện cho việc di chuyển và chở vật liệu. Do đó những ngôi nhà phố không có không gian khó có thể áp dụng mô hình này.
Bên cạnh đó nhà lắp ghép có tuổi thọ không bằng nhà bê tông cốt thép bình thường, chính vì vậy, đó là lí do mọi người băn khoăn có nên xây nhà ở lắp ghép không.
Những ưu điểm và nhược điểm về nhà lắp ghép đã được chúng tôi phân tích ở trên, hi vọng sẽ giúp bạn có những thông tin bổ ích khi lựa chọn kiểu nhà này để xây dựng và sinh hoạt nhé.
Quy trình xây nhà lắp ghép chuẩn
Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế
Trước khi bắt đầu tiến hành xây nhà, bạn nên có ý tưởng thiết kế ngôi nhà của mình như thế nào. Bạn muốn lắp ghép nhà theo phong cách nào: hiện đại, đơn giản, cầu kỳ hay phức tạp… Bạn cần có ý tưởng cụ thể cho ngôi nhà của mình, như vậy sẽ dễ dàng trao đổi cùng kiến trúc sư cũng như chuẩn bị các vật liệu cần thiết để tiến hành thực hiện.
Bước 2: Thiết kế chi tiết
Sau khi đã có ý tưởng, bạn nên soạn bản thiết kế chi tiết về ngôi nhà của bạn. Không chỉ nhà lắp ghép mà ngay cả nhà truyền thống khi xây dựng đều cần có thiết kế. Thiết kế sẽ giúp bạn định hình được ngôi nhà, chuẩn bị những gì để đảm bảo kết cấu cũng như tính thẩm mỹ chung.
Nếu bạn không biết cách lên bản vẽ thiết kế, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của kiến trúc sư. Những người trong ngành sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích, tư vấn giúp bạn phương án nào hiệu quả nhất.
Bước 3: Lên list danh sách vật liệu cần thiết và ngân sách tương ứng
Bạn muốn xây nhà trong mức giá bao nhiêu, dựa vào đó để có lựa chọn vật liệu phù hợp theo ngân sách đưa ra.
Nền móng sẽ được làm từ chất liệu gì, kết cấu ra sao.
Hệ thống điện, nước như thế nào, làm thế nào để tiện lợi nhất khi sinh hoạt.
Hệ thống cửa bằng chất liệu gì,lắp đặt như thế nào.
Mái che sử dụng chất liệu gì, đồ dùng nội thất bên trong ra sao.
Đây là những đồ dùng cơ bản để hình thành nên ngôi nhà của bạn. Dựa vào list nguyên vật liệu đó để có ngân sách tính toán phù hợp nhất.
Bước 4: Chọn nhà sản xuất
Sau khi đã có list nguyên vật liệu cơ bản để làm nhà, bạn cần liên hệ tới các nhà sản xuất để tham khảo giá cũng như chất lượng của sản phẩm, thời gian hoàn thiện như thế nào.
Lựa chọn nhà sản xuất uy tín sẽ đảm bảo chất lượng cho công trình của bạn cũng như khắc phục những vấn đề phát sinh trong quá trình lắp đặt.
Bước 5: Chọn nhà thầu thi công
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các công đoạn trên, bạn chọn nhà thầu thi công uy tín để thực hiện. Hiện nay nhiều nhà thầu sẽ kiêm khâu sản xuất, vì vậy sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian cũng như công sức mà không phải thêm chi phí khác.
Bước 6: Hoàn thiện nội thất
Sau khi đã xong thiết kế và lắp ghép đầy đủ sẽ đi vào hoàn thiện thiết kế nội thất bên trong của ngôi nhà. Bạn muốn bố trí như thế nào, phòng khách, phòng ngủ, bếp ra sao. Việc sắp xếp đồ dùng như thế nào cho tiện nghi nhất trong sinh hoạt, bạn nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư nhé.
Bước 7: Bàn giao nhà
Sau khi hoàn thiện công trình, chủ đầu tư sẽ tiến hành bàn giao nhà cho bạn. Quá trình bàn giao sẽ đảm bảo chất lượng công trình, đúng theo bản thiết kế cũng như yêu cầu của gia chủ.
Ứng dụng của nhà thiết kế kiểu lắp ghép hiện nay
Nhà lắp ghép làm nhà ở
Ứng dụng đầu tiên của nhà lắp ghép mà bạn có thể thấy đó là làm nhà ở. Thời gian thi công nhanh, không mất nhiều chi phí, linh hoạt trong việc thay đổi quy mô cũng như thiết kế mà vẫn đảm bảo công năng khi sử dụng. Vì vậy bạn có thể lựa chọn mô hình nhà này để ở đều được nhé.
Làm nhà điều hành
Ứng dụng thứ hai có thể dùng với nhà lắp ghép đó là làm nhà điều hành. Bạn có thể thiết kế nhà điều hành 2 tầng từ nhà lắp ghép này đều được. Những mô hình sử dụng trong thời gian ngắn, chờ quá trình thi công nhà truyền thống, các cơ quan có thể sử dụng kiểu nhà này để giảm thiểu chi phí mà không phải di chuyển nhiều.
>>> Xem thêm: Thiết kế quán cafe độc đáo với kết cấu khung thép
Làm lớp học
Với việc lắp ghép nhanh và tiết kiệm thì nhà lắp ghép làm lớp học được ưu tiên cho việc xây dựng lớp học cho các học sinh đồng bào dân tộc thiểu số của các nhóm thiện nguyện. Nhà lắp ghép làm lớp học bền và chắc chắn sẽ cho các em nhỏ được đi học với môi trường tốt hơn rất nhiều.
Nhà vườn
Mô hình nhà vườn từ nhà lắp ghép không còn xa lạ với chúng ta hiện nay. Đặc biệt là với những khu sản xuất theo mô hình nhà vườn, nhà kính thì kiểu nhà này rất tiện lợi cho sinh hoạt cũng như công việc trông coi vườn, tiết kiệm tối da chi phí khi sử dụng.
Quán cà phê
Để tiết kiệm chi phí đầu tư, nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn mô hình nhà lắp ghép để thiết kế quán cà phê. Kiểu nhà này vừa đảm bảo tính sáng tạo mà lại mang đến sự mới lạ, thu hút khách hàng đến với quán của bạn.
Xây resort
Mô hình resort đang ngày càng phổ biến. Chủ đầu tư mong muốn mang đến không gian khác lạ, ấn tượng nhưng vẫn tiện nghi cho khách hàng khi sử dụng, vì vậy việc lựa chọn kiểu nhà lắp ghép này sẽ là một ứng dụng mang tính thiết thực. Bạn có thể thiết kế theo nhiều ý tưởng khác nhau, không có sự trùng lặp mà vẫn đảm bảo tính độc lạ trong mô hình kinh doanh này.
Các mẫu nhà lắp ghép đẹp được nhiều người ưa chuộng
Một số mẫu nhà lắp ghép với nhiều phong cách khác nhau cho bạn tham khảo, lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như công năng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Mẫu nhà đầu tiên sử dụng khung thép chắc chắn, phần mái được thiết kế mái thái tông màu nâu. Tường được sử dụng thép màu trắng kết hợp hệ thống cửa chắc chắn. Ngôi nhà thiết kế kiểu nhà cấp 4 với hệ thống sân vườn và cây cối xung quanh, đây có thể là mẫu nhà ở hoặc mẫu nhà nghỉ dưỡng mang phong cách đồng quê để kinh doanh đều được.
Tìm hiểu thêm: Chi phí xây biệt thự trọn gói bao nhiêu tiền?
Nhìn từ xa không ai nghĩ đây là mẫu nhà lắp ghép bởi trông rất chuyên nghiệp và hiện đại. Ngôi nhà được thiết kế khung thép với 2 tầng kiên cố, sử dụng chất liệu thép kết hợp kinh xung quanh. Với kiểu thiết kế này, bạn có thể sử dụng phòng showroom trưng bày sản phẩm đều rất phù hợp.
Kiểu nhà xây theo phong cách đặc biệt nhưng được thiết kế từ chất liệu gỗ, gần gũi với thiên nhiên. Tông màu sắc hài hòa vẫn đảm bảo kết cấu, móng và công năng khi sử dụng.
Ngôi nhà lắp ghép nhưng mang đến cho người sử dụng sự thoải mái và an tâm. Kiểu nhà hai tầng theo phong cách hiện đại, mái lệch như thế này rất phổ biến. Khung nhà sử dụng chất liệu sắt kết hợp nhôm chống oxy hóa, bảo vệ không gian bên trong ngôi nhà của bạn.
Thiết kế sử dụng thép màu đen độc đáo và hiện đại. Ngôi nhà 2 tầng được thiết kế đơn giản, tiện nghi và hài hòa với không gian xung quanh. Kiểu thiết kế như thế này phù hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng hay xây resort cho thuê, chắc chắn khách hàng của bạn sẽ bị hấp dẫn bởi kiểu thiết kế này đó.
Thiết kế theo phong cách và hình dáng độc đáo, sử dụng chất liệu bền, tránh những tác động từ bên ngoài của thời tiết, đảm bảo không gian bên trong của ngôi nhà.
Kiểu nhà thiết kế như thế này nhiều người sẽ không tin đây là nhà lắp ghép. Khung nhà sử dụng thép chắc chắn, chống gỉ kết hợp gỗ bên ngoài tạo không gian sang trọng cho ngôi nhà. Thiết kế đơn giản nhưng phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều gia đình hiện nay.
>>>>>Xem thêm: Mẫu mái che cửa sổ lợp ngói đẹp chống nắng hắt mưa tạt
Chi phí và đơn vị xây nhà lắp ghép
Khi xây nhà, vấn đề về chi phí luôn được nhiều gia đình quan tâm. Vậy với nhà lắp ghép sẽ có mức giá xây dựng như thế nào, điều này phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Giá nguyên vật liệu dùng để lắp ghép nhà. Thông thường kiểu nhà này sẽ sử dụng chất liệu thép là chính, tuy nhiên thép có nhiều loại với chất lượng khác nhau. Bên cạnh đó còn có các chi tiết như cửa ra vào, mái lợp, nền móng… cũng quyết định đến chi phí thực hiện.
Thứ hai đó là diện tích số tầng mà bạn muốn xây dựng cho ngôi nhà của bạn. Thông thường các công ty thi công nhà lắp ghép thường báo giá xây dựng dựa trên diện tích, ví dụ 2 triệu/m2. Do đó, chủ đầu tư cần nắm rõ các số liệu liên quan để được báo giá đúng nhất.
Thứ ba là vị trí địa lí: Việc xây dựng khung thép ở những nơi có địa hình khó khăn chắc chắn sẽ có giá cao hơn ở những vùng đồng bằng, điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, ở những tỉnh, thành phố lớn, nơi tập trung nhiều công ty xây dựng nhà lắp ghép thì giá cả cũng sẽ cạnh tranh hơn. Ví dụ: giá nhà lắp ghép tại Hà nội sẽ chênh lệch so với các tỉnh thành khác.
Tiếp đến là thời gian thi công: Thời gian thi công càng ngắn thì chi phí phát sinh càng giảm. Tuy nhiên, để công trình có thể bàn giao trong thời gian ngắn thì số lượng công nhân phải tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc số tiền để thuê nhân công sẽ tăng.
Dựa trên những yếu tố trên để ước lượng được chi phí cần bỏ ra để xây nhà. Chi phí quan trọng nhưng bạn cũng nên cân nhắc để lựa chọn đơn vị thi công uy tín.
Bạn nên tìm đến các đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công nhà, kiến trúc sư sẽ có những ý tưởng cụ thể, sáng tạo và phù hợp với nhu cầu của bạn.
Xaydungnha.edu.vn là một trong những đơn vị thiết kế và thi công nhà truyền thống, nhà lắp ghép uy tín, đảm bảo chất lượng cũng như cam kết về bảo hành. Vì vậy khách hàng có thể an tâm khi lựa chọn Xaydungnha.edu.vn là đối tác thực hiện, lên ý tưởng cho ngôi nhà của bạn.
Nếu bạn có ý định xây nhà lắp ghép và cần tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp tới Xaydungnha.edu.vn theo hotline 0938896767 để được đội ngũ kiến trúc sư tư vấn về phương án thực hiện phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình bạn.