Những lưu ý nhất định phải nhớ khi thi công mái Thái

Rate this post

Hiện nay, trong dòng chảy phát triển của kiến trúc hiện đại, những công trình kiên cố mọc lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng văn minh và phát triển. Các mẫu nhà có sự thay đổi rõ nét từ thiết kế, cấu trúc cho tới màu sắc. Đặc biệt, với sự du nhập của mẫu nhà mái Thái càng cho chúng ta có thêm nhiều lựa chọn. Đây là mẫu nhà có rất nhiều ưu điểm phù hợp với khí hậu của Việt Nam: khả năng chống nhiệt, chống nước, chống ẩm tốt. Nhưng để phát huy tối đa công năng của mẫu nhà này, cần đặc biệt lưu ý đến thi công mái Thái.

Bạn đang đọc: Những lưu ý nhất định phải nhớ khi thi công mái Thái

Trong bài viết dưới đây, Wedo xin chia sẻ với quý độc giả đặc điểm của nhà mái Thái và những lưu ý khi thi công phần mái cho mẫu nhà này.

Những lưu ý nhất định phải nhớ khi thi công mái Thái

1. Đôi nét về nhà mái Thái

Đặc điểm chính của kiến trúc nhà này là phần mái có dạng ngói được xếp chồng lên nhau tạo độ dốc. Thiết kế của nhà mái Thái khá cầu kỳ và chi phí so với những kiểu nhà khác cũng cao hơn, tuy nhiên mẫu nhà này có tính ứng dụng rất cao: từ nhà cấp 4, nhà phố 2 tầng, biệt thự mini,… đều dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của người dùng khi xây dựng nhà ở, thi công công trình. 

Những lưu ý nhất định phải nhớ khi thi công mái Thái

Ưu điểm của nhà mái Thái

Nhà mái Thái có nhiều kiểu dáng cách điệu phù hợp với nhiều công trình kiến trúc khác nhau, đáp ứng công năng sử dụng đa dạng của mỗi khách hàng. Dễ dàng nhận thấy, kiến trúc mái Thái tôn vinh lên được nét đẹp hiện đại, thanh thoát cho căn nhà, dù đó là nhà cấp 4, nhà tầng hay biệt thự mini,…

Với độ dốc hợp lý khi thi công mái Thái, kiểu nhà này có khả năng chịu nhiệt rất tốt, mát mẻ vào mùa hè. Đặc biệt, mái Thái dốc giúp cho việc thoát nước trở nên dễ dàng, tránh ứ đọng nên đặc biệt phù hợp với khí hậu của Việt Nam.

Nhược điểm của nhà mái Thái

Tuy nhiên, với những đặc điểm trên, nhà mái Thái có bất lợi đó chính là chi phí cao hơn những kiểu nhà khác. Bên cạnh đó, mái thái thường có nhiều mái đan xen nhau nên việc thi công mái Thái cũng trở nên khó khăn hơn.

Sau khi lựa chọn và cân nhắc được kiến trúc căn nhà hợp lý, hãy lưu ý đến lựa chọn vật liệu thi công mái Thái

2. Vật liệu thi công khung kèo lợp ngói

Gỗ

Gỗ là một chất liệu dễ dàng bắt gặp trong công trình thiết kế theo kiểu dáng truyền thống. Sử dụng gỗ làm khung xương sẽ mang đến giá trị thẩm mỹ cao, tạo ra nét truyền thống cho căn nhà. Gỗ cũng có tác dụng giúp phần mái ngôi nhà nhẹ hơn, độ co giãn tốt và tăng khả năng chống đỡ sức nặng cho phần mái Thái.

Tuy nhiên, để lựa chọn gỗ tốt thì giá thành khá cao, khiến cho tổng chi phí thi công dễ bị đội giá. Lâu dần theo năm tháng, các chất liệu gỗ cũng dễ bị cong vênh, mối mọt gây ảnh hưởng tới chất lượng nhà ở.

Những lưu ý nhất định phải nhớ khi thi công mái Thái

Thép

Đây là vật liệu vô cùng phổ biến trong thi công nhà ở nói chung và thi công mái Thái nói riêng. Sử dụng vật liệu thép có một số ưu điểm nổi bật như sau:

+ Độ bền cao, chống gỉ sét tốt.

+ Thời gian thi công nhanh, an toàn, độ chính xác cao.

+ Là vật liệu phổ biến nên chi phí vận chuyển thấp, giúp tiết kiệm kinh phí đầu tư.

+ Chất lượng cao, đảm bảo độ bền của phần mái cũng như toàn bộ công trình.

+ Trọng lượng nhẹ, giúp giảm tải trọng cho giàn móng của công trình.

Những lưu ý nhất định phải nhớ khi thi công mái Thái

Bê tông

Hiện nay, phương pháp đổ bê tông mái toàn khối được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong công trình nhà ở vì chi phí hợp lý, khả năng tạo độ cứng và chống thấm cho công trình. Lưu ý khi đổ bê tông vào mùa hè với thời tiết trên 30 độ thì cần đổ liên tục để đảm bảo tính liên kết nhất định của bê tông.

Những lưu ý nhất định phải nhớ khi thi công mái Thái

3. Vật liệu thi công mái Thái

Tôn

Tôn là một trong những vật liệu thi công mái Thái giá rẻ hiện nay. Chất liệu cũng như kiểu dáng, màu sắc của các tấm lợp tôn rất đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu cũng như chi phí của từng chủ đầu tư. Mặt khác, tôn sở hữu những ưu điểm nổi bật như nhẹ, dễ dàng thi công, độ bền cao giúp giảm chi phí bảo hành,… 

Tìm hiểu thêm: Mẫu nhà ống tân cổ điển 3 tầng đẹp hút mắt hiện nay

Những lưu ý nhất định phải nhớ khi thi công mái Thái

Ngói xi măng

Ngói xi măng màu có cường độ uốn màu cao, hút ẩm tốt, chịu nhiệt và chống thấm giúp bạn đỡ lo ngại về tìm vật liệu có thể chống chọi với thời tiết Việt Nam. Ngói xi măng đa dạng về màu sắc, các sản phẩm ngói màu có khoảng 10 – 12 màu, có cả loại phối hợp 2 màu sắc với nhau.

Ngoài ra, kích thước của ngói xi măng lớn hơn các loại ngói khác nên sẽ giúp giảm số lượng giàn đỡ và tiết kiệm được chi phí thi công.

Những lưu ý nhất định phải nhớ khi thi công mái Thái

Ngói đất nung

Ưu điểm đầu tiên của ngói đất nung là độ bền rất cao. Nếu được nung ở nhiệt độ càng cao thì độ bền càng cao, có thể lên tới trên 30 năm. Thi công mái Thái sử dụng ngói đất nung mặc dù có chi phí cao hơn các loại vật liệu khác nhưng chất lượng tốt, không thấm nước và tính thẩm mỹ cao.

Những lưu ý nhất định phải nhớ khi thi công mái Thái

4. Cách thi công mái Thái chuẩn đẹp, bền lâu với thời gian

  • Nắm vững lý thuyết về độ dốc mái Thái

Độ dốc mái tối thiểu là 17 độ, tối đa là 90 độ. Do đó, độ dốc lý tưởng nhất từ 30 đến 35 độ. Với độ dốc này, bạn hoàn toàn có thể hoàn toàn yên tâm về độ thoát nước của phần mái Thái.

  • Xác định chính xác khoảng cách mè

Khi thi công mái Thái, muốn chuẩn xác bạn phải chia khoảng cách mè đặt mè theo đúng quy định trước khi chuẩn bị lợp mái. 

Để rui đảm bảo chất lượng tốt nhất thì nên sử dụng cỡ mè tối thiểu là 50mm x 25mm, rui trung tâm là 600 x 600mm, cách thanh mè ở giữa chia đều trong khoảng 310 mm – 343mm.

Những lưu ý nhất định phải nhớ khi thi công mái Thái

  • Lưu ý đến mặt phẳng mái

Độ chênh lệch giữa hai thanh mè trên nóc phải gần nhau với khoảng cách 50 – 100mm.

Mái phải vuông góc.

  • Tiến hành lợp ngói chính

Thi công mái Thái từ phải sang trái, viên ngói đầu tiên cách 3cm từ bên ngoài tấm ván hông. Khi lợp mái, nên lợp hàng đầu tiên dưới cùng thật chuẩn rồi mới lợp dần lên bên trên. 

Các viên ngói phải áp sát với nhau, cứ 10 viên ngói phải dùng dây căng dọc theo mái để đảm bảo các viên ngói được lợp thẳng hàng.

Dùng vít để cố định ngói vào các thanh mè, tối thiểu cách 1 hàng.

Những lưu ý nhất định phải nhớ khi thi công mái Thái

  • Tiến hành lợp ngói rìa, ngói nóc

Viên ngói cuối rìa sẽ được lợp đầu tiên. Tất cả các viên ngói rìa cần phải được bắt vít cố định vào mè qua vị trí lỗ đinh trên thân ngói.

Phải tiến hành lợp viên ngói cuối mái hoặc cuối nóc trước khi lợp ngói nóc. Ngói nóc sẽ được lợp tiếp theo.

5. Những lưu ý “vàng” chủ đầu tư cần phải biết khi thi công mái Thái

Ngoài việc nắm vững và sát sao quá trình thi công mái Thái, bạn cần chú ý một số điểm sau:

  • Đặc biệt lưu ý đến độ dốc mái Thái: Chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m đối với mái dốc 30 độ. Nếu mái dốc 45 độ thì chiều xuôi mái ngói là 10 – 15. Nên lợp ngói theo hướng từ phải sang trái, từ dưới lên trên.

Những lưu ý nhất định phải nhớ khi thi công mái Thái

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân tường nhà bị nứt ngang & cách xử lý

  • Chú ý khoảng cách lợp ngói vừa đủ, không khít quá mà cũng không xa quá
  • Cần cẩn thận khi bước lên trên ngói để tránh làm vỡ ngói cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Vệ sinh hoàn thiện thi công mái Thái sau khi lợp xong: phần vữa dính trên mặt ngói cần được lau chùi sạch sẽ, có thể dùng sơn để tăng độ bóng đẹp cũng như bảo vệ mái ngói được tốt hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giúp gia đình bạn có thể lựa chọn chất liệu, kiểu dáng ngói lợp cũng như có những kinh nghiệm trong việc thi công mái Thái. Nếu còn đang băn khoăn về kiến trúc và ý tưởng của mình, hãy liên hệ ngay với Wedo để nhận được những tư vấn chi tiết và chuẩn xác nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *