Trần thạch cao là một trong những vật liệu hoàn thiện nội thất, được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng? Bên cạnh trần thạch cao chìm, có một loại trần vẫn luôn được sử dụng rộng rãi cho những không gian lớn, đó chính là trần thạch cao thả. Vậy trần thạch cao thẻ là gì? Ưu, nhược điểm? Thi công như thế nào? Hãy cùng Wedo tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Trần thạch cao thả là gì? Các bước thi công trần thạch cao thả
Contents
- 1 1. Trần thạch cao thả được định nghĩa như thế nào?
- 2 2. Đặc điểm cơ bản của trần thạch cao thả
- 3 3. Những ưu, nhược điểm của trần thạch cao thả
- 4 4. Ứng dụng của trần thạch cao thả trong thi công nội thất
- 5 5. Các loại trần thạch cao nổi phổ biến hiện nay
- 6 6. Các bước thi công trần thạch cao thả
- 7 7. Lựa chọn đơn vị thi công trần thạch cao uy tín như thế nào?
1. Trần thạch cao thả được định nghĩa như thế nào?
Hiểu một cách đơn giản thì trần thạch cao thả là trần thạch cao nổi. Nghĩa là kiểu trần có kết cấu từ phần khung xương được lắp đặt sẵn, các tấm thạch cao được thả (gác) vào phần khung xương cố định trước. Sau khi thi công hoàn thiện, vẫn nhìn thấy khung xương trần nâng đỡ và toàn bộ một mặt của tấm thạch cao.
2. Đặc điểm cơ bản của trần thạch cao thả
Trần thạch cao thả có một số đặc điểm, dễ nhận biết và phân biệt với trần thạch cao chìm đó là:
- Thứ nhất: Phần khung xương đan nhau, phân chia bề mặt trần thành các ô vuông nhỏ 600x1200mm hoặc 600x600mm.
- Thứ hai: Những ô vuông được phân chia sẵn từ việc đi khung xương, sau đó chỉ cần thả các tấm thạch cao với kích thước sẵn có cho trước vào ô.
- Thứ ba: Một phần các thanh xương luôn nổi trên bề mặt trần thạch cao thả sau khi đã hoàn thiện.
Ba đặc điểm này là điểm nhận diện, phân biệt cơ bản với trần thạch cao chìm khổi phẳng hoặc khối giật cấp thường thấy.
3. Những ưu, nhược điểm của trần thạch cao thả
3.1. Ưu điểm
Là vật liệu hoàn thiện nội thất được ưa chuộng, trần thạch cao nổi có nhiều ưu điểm nổi trội, có tính ứng dụng thực tế cao như:
Trần thạch cao nổi được làm từ các tấm thạch cao trắng, thạch cao sợi khoáng được phủ PVC. Do đó, chúng có tính thẩm mỹ cao, có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Có thể chống cháy với khả năng không bắt lửa, chịu được nhiệt độ cao, không sinh ra khói độc.
Trần thạch cao có thể sử dụng như một vật liệu chống thẩm đơn giản, dễ sử dụng và có độ bền cao.
Trần thạch cao không bị co hoặc bị võng do điều kiện thời tiết hoặc thời gian sử dụng dài.
Quá trình thi công đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng thi công kết hợp với lắp đặt đường dây điện, thông tin liên lạc, hệ thống thông gió.
Trần thạch cao nổi dễ thay thế, sửa chữa tấm bị hỏng mà không phải phá bỏ toàn bộ các tấm khác như trần thạch cao chìm liền khối.
Chi phí đầu tư trần thạch cao thả rẻ hơn 2 lần so với trần thạch cao chìm, giúp tiết kiệm chi phí cho những không gian lớn.
3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm lớn, trần thạch cao nổi có một số hạn chế:
Tấm thạch cao thả thường có kích thước cố định kèm theo khung xương, cho nên việc thay đổi kích thước, kiểu dáng tấm thạch cao là không thể.
Mẫu mã tấm thạch cao nổi thường đơn điệu về màu sắc, họa tiết, cho nên chỉ thích hợp với một số không gian.
Tấm thạch cao nổi thường có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác không gian bị chia cắt, cho nên hạn chế sử dụng cho những không gian nhỏ.
Kiểu trần thả nổi lộ khung xương, cho nên có sự hạn chế trong trang trí, tạo điểm nhấn, không thích hợp sử dụng cho những không gian yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
4. Ứng dụng của trần thạch cao thả trong thi công nội thất
Như đã tìm hiểu về phần ưu và nhược điểm của trần thạch cao nổi, do tính thẩm mỹ không cao, cho nên trần thạch cao nổi ít được sử dụng cho những không gian sang trọng. Vậy trần thạch cao nổi thường được ứng dụng cho những không gian nào khi thi công nội thất?
Trần thạch cao nổi thường được ứng dụng trong thiết kế nội thất cho những không gian rộng lớn, với mục đích tiết kiệm chi phí, dễ thi công, mà không tốn nhiều thời gian hoàn thiện như:
- Không gian văn phòng, nhà máy, xưởng, …
- Nhà cấp 4, nhà trọ, …
- Bệnh viện, trường học, …
- Hành lang chung cư, nhà bếp, nhà vệ sinh, …
Tìm hiểu thêm: 5 cách phối màu sơn cầu thang cho nhà xinh – bạn đã biết chưa?
5. Các loại trần thạch cao nổi phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có 2 loại trần thạch cao thả, phổ biến, được nhiều khách hàng sử dụng đó là:
5.1. Trần thạch cao thả tấm phủ PVC
Là trần thạch cao sử dụng khung xương nổi đồng bộ, kết hợp với tấm thạch cao được phủ bề mặt bằng tấm PVC có tác dụng chống bám bụi bẩn. Mặt sau có phủ lớp giấy bạc, chống thẩm nước, mưa dột và phản nhiệt tốt.
5.2. Trần sợi khoáng
Là trần thạch cao tổ hợp của tấm sợi khoáng và khung xương trần thả thông thường. Hoặc khung xương dành riêng cho tấm sợi khoáng, nếu sử dụng tấm gờ nhỏ. Tấm trần sợi khoáng có trọng lượng nhẹ, xốp mềm, bề mặt được đục lỗ tạo nhám tổng thể, vừa có tác dụng tiêu âm, vừa cách nhiệt tốt.
6. Các bước thi công trần thạch cao thả
6.1. Các thành phần cấu tạo
Cấu tạo thành phần của trần thạch cao nổi bao gồm:
- Thanh chính: là thanh chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.
- Thanh phụ: là thanh được liên kết với thanh chính để tạo thành kiểu dáng theo đúng yêu cầu thiết kế.
- Thanh viền tường: thanh viền tường được liên kết với tường hoặc vách ngăn.
- Các tấm trang trí: Các tấm trần sẽ được đặt lên các hệ thanh (chính, phụ, viền tường) tạo thành bề mặt trần trang trí.
6.2. Hướng dẫn các bước thi công
Bước 1. Xác định độ cao của trần nhà thi công
Dùng thước đo laser để xác định độ cao của trần nhà, dùng bút đánh dấu, ghi chú để tính toàn khung xương sao cho hợp lý.
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Sử dụng mũi khoan hoặc búa đóng đinh thép để cố định thanh viền vào tường hoặc vách, tùy theo từng loại vách và không gian lắp đặt. Khoảng cách giữa các lỗ đinh hay khoan lỗ tiêu chuẩn không quá 300mm.
Bước 3: Phân chia trần
Trần thạch cao dạng thả có kích thước cố định trước là 610x610mm, 600x600mm, 610x1220mm, 600x1200mm. Khoảng cách này là khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ khi phân chia trần.
Bước 4: Móc treo khung xương
Các điểm treo khung khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200 – 1220mm, khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 600mm – 610mm.
Bước 5: Móc và liên kết thanh chính
Sử dụng khung xương kết nối với nhau bằng cách gắn lỗ liên kết chéo trên 2 đầu thanh chính. Khoảng cách móc treo trên thanh chính theo khẩu độ 800 – 1200mm. Phải xác định khoảng cách của các thanh chinh hay còn gọi là thanh dọc sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn đã quy định và đo độ phẳng của khung.
Bước 6: Móc và liên kết thanh phụ
Sử dụng 2 thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính với đầu ngầm của thanh phụ, khoảng cách là 600mm hoặc 610mm.
Bước 7: Tiến hành điều chỉnh
Sau khi đã móc các thanh chính và thanh phụ phù hợp với không gian, thì tiếp theo cần phải điều chỉnh cho khung xương ngay ngắn và mặt bằng khung trở nên phẳng. Sử dụng dây chéo, máy laser hay thước để kiểm tra lại độ bằng từng vùng có phù hợp với thiết kế hay không.
Bước 8: Lắp đặt tấm thạch cao lên khung xương
Kích thước tấm thạch cao được lắp đặt thường sử dụng là 605x605mm cho hệ thống 610x610mm, 595x595mm cho hệ thống 600x600mm, 605x1220mm hoặc 595x1190mm cho hệ thống 600x1200mm.
Bước 9: Xử lý viền trần
Nên sử dụng cưa, lưỡi dao bén hoặc kéo để cắt đi phần viền thừa ở sườn trần, sau đó là bề mặt tấm trần, tiếp theo là dùng dao rọc phần giấy còn lại.
Bước 10: Vệ sinh và nghiệm thu
Sau khi đã thi công hoàn thiện trần thạch cao thả, tiến hành vệ sinh mặt trần, vệ sinh bụi bẩn để tiến hành bàn giao, nghiệm thu.
7. Lựa chọn đơn vị thi công trần thạch cao uy tín như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Gợi ý thiết kế mẫu nhà ống 2 tầng 30m2 xinh xắn cho các gia đình nhỏ
Theo kinh nghiệm của nhiều khách hàng, thì khi lựa chọn đơn vị thi công trần thạch cao nổi, nên lựa chọn những công ty có tuổi đời hoạt động nhiều năm, quy trình thi công và hợp đồng làm việc rõ ràng.
Mặt khác cần chú ý đến chất lượng khung xương cũng như tấm thạch cao sử dụng, chú ý tới chất lượng và đơn giá thi công mà nhà thầu báo giá, để có sự kiểm tra chéo, nhằm đảm bảo quyền lợi cao nhất.
Kỹ thuật thi công trần thạch cao thả đơn giản hơn trần thạch cao chìm, tuy nhiên không gian sử dụng thường có diện tích lớn. Do đó trong quá trình đội thợ thi công, cần phải có sự giám sát kỹ thuật để hạn chế sai xót, đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất.
Việc chọn mặt gửi vàng cần căn cứ vào thực tế, nên đến trực tiếp văn phòng, cơ sở sản xuất, kho của đơn vị thi công để xem mẫu mã và đánh giá khả năng thực tế. Không nên chỉ chú trọng đến giá thành mà bỏ qua những tiêu chí liên quan đến chất lượng, sẽ dẫn tới hệ quả khôn lường về sau.
Trần thạch cao nổi được sử dụng rộng rãi trong các không gian sinh hoạt chung, các cơ quan công cộng. Xét về hình thức thẩm mỹ và tính kinh tế, đều có sự hài hòa.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức, để đưa ra những quyết định hoàn thiện không gian khoa học cho ngôi nhà của gia đình.